游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:42:15
Theo thống kê, đến thời điểm này toàn tỉnh có 742 km đê (217 km đê biển và 525 km đê sông); 208 cống được xây dựng cơ bản và hơn 8.000 km kênh các cấp đang được đưa vào quản lý khai thác sử dụng, có năng lực phục vụ gần 400.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản và các loại cây trồng khác của tỉnh.
Phục vụ đa mục tiêu
Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh được quy hoạch cụ thể từng vùng, tiểu vùng và hầu hết đều đã được lập dự án đầu tư. Từ đó diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đảm bảo cấp thoát nước được khoảng hơn 80%, công tác ngăn mặn tiêu úng xổ phèn đảm bảo khoảng 45% diện tích canh tác. Ngoài ra, còn tạo điều kiện phát triển đa mục tiêu, đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tình trạng các kênh rạch bị sạt lở, phù sa bồi lắng trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nhanh, đòi hỏi phải nạo vét hàng năm với nguồn kinh phí khá lớn. |
Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã đầu tư xây dựng thí điểm các mô hình ô thuỷ lợi phục vụ sản xuất ở huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao cả về kinh tế cũng như xã hội. Dự án thí điểm nâng cao hiệu quả thuỷ lợi nội đồng tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước là một trong những ví dụ điển hình. Dự án được triển khai trên diện tích 350 ha, với 313 hộ được hưởng lợi. Với tổng mức đầu tư trên 19,3 tỷ đồng, dự án đã tiến hành nạo vét 4 kênh, dài 7,1 km; xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đê bao kết hợp đường giao thông 4 tuyến đường với chiều dài 6,4 km lộ nông thôn và 185 cống tiêu thoát nước cho từng hộ dân.
Ngoài ra, dự án còn tiến hành nhiều gói thầu phần phi công trình như: Tập huấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến và quy phạm VietGAP; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về an toàn sinh học trong nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP; Quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi thuỷ sản; Thành lập tổ hợp tác sản xuất; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với việc thành lập 10 tổ hợp tác...
Toàn tỉnh có khoảng 208 cống được xây dựng cơ bản để phục vụ sản xuất cũng như chống tràn do triều cường. |
Tất cả các gói thầu của dự án tạo bước đột phá trong lĩnh vực nuôi tôm tại vùng. Trong đó, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam nhấn mạnh, thành công lớn nhất của dự án thí điểm này là đã tạo chuyến biến tích cực từ hình thức nuôi quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP. Từng bước giúp người dân làm quen với việc áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất và quản lý các yếu tố môi trường, dịch bệnh.
Hệ thống thuỷ lợi đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất trong vùng. Từ đó, hiệu quả sản xuất của người dân được nâng lên đáng kể, nhất là những hộ tham gia mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tại ấp Cái Chim, ấp Nhà Vi, xã Trần Thới, huyện Cái Nước. Theo ông Trần Văn Hùng, ấp Cái Chim, hiệu quả sản xuất con tôm được nâng lên đáng kể, năng suất bình quân từ 400-700 kg/ha/vụ, lợi nhuận từ 40-42 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với trước.
Hệ thống công trình thuỷ lợi thời gian qua không chỉ phục vụ sản xuất mà còn đảm nhiệm trọng trách nặng nề khác là tiêu thoát nước và phòng chống lụt bão, cải tạo môi trường sinh thái. Thời gian qua, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh cũng đã hoàn thành khá tốt vai trò này. Điều này được thể hiện qua con số tổn thất về người và tài sản do bão lũ gây ra giảm theo từng năm. Tuy nhiên, phải nhìn nhận, hệ thống thuỷ lợi của tỉnh hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
Dự án thí điểm nâng cao hiệu quả thuỷ lợi nội đồng tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước góp phần đáng kể vào hiệu quả sản xuất tôm quảng canh của người dân. |
Khép kín từng vùng nhỏ
Thời gian qua, tỉnh cơ bản hoàn thành quy hoạch hệ thống thuỷ lợi. Về mặt tổng thể được chia thành 3 vùng dự án lớn đặc trưng như: Vùng tôm, tôm - lúa Nam Cà Mau và vùng Bắc Cà Mau. Đối với vùng tôm, tôm - lúa Nam Cà Mau được chia thành 18 tiểu vùng với tổng diện tích 223.786 ha. Đến nay, tỉnh đã có chủ trương tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi được 15/18 tiểu vùng; còn lại Tiểu vùng I, Tiểu vùng XI và Tiểu vùng XVI.
Riêng vùng Bắc Cà Mau quy hoạch được chia làm 5 tiểu vùng, thuộc hệ sinh thái ngọt với tổng diện tích 204.000 ha và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đặc biệt, vùng Bắc Cà Mau hiện nay có 2 vùng được khép kín giữ ngọt triệt để, bao gồm toàn bộ Tiểu vùng III và Tiểu vùng II thuộc huyện Trần Văn Thời, U Minh. Tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi cũng chỉ là bao đê giữ ngọt tại chỗ và đầu tư nạo vét một số tuyến kênh trục, không có nguồn nước ngọt bổ sung.
Đến thời điểm hiện nay, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư cho các tiểu vùng chỉ ở giai đoạn sên vét kênh các cấp và một số cống cơ bản đầu mối từ các nguồn vốn Trung ương, địa phương nhưng ở mức độ còn rất thấp. Do đó, việc khai thác sử dụng hệ thống thuỷ lợi vùng này chủ yếu là hệ thống kênh rạch đã có và một số ít các kênh đã được đầu tư nạo vét. Riêng đối với hệ thống cống thì hầu như không phát huy được hết tác dụng.
Huyện U Minh là 1 trong 2 huyện có hệ thống thuỷ lợi được khép kín đảm bảo giữ ngọt phục vụ sản xuất. |
Mặt khác, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trước đây với mục đích chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó, khi cơ cấu sản xuất chuyển đổi sang nhiều mô hình nuôi khác nhau, đặc biệt là nuôi thuỷ sản thì có nhiều công trình thuỷ lợi không phù hợp. “Biết là vậy, nhưng việc nâng cấp, xây dựng mới gặp nhiều khó khăn do tốn kém kinh phí lớn. Đồng thời, hiện nay tình trạng các kênh rạch bị sạt lở, phù sa bồi lắng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi phải nạo vét hàng năm, đây cũng là một áp lực không hề nhỏ về tiền của”, ông Nam chia sẻ.
Diện tích canh tác thực tế có nhiều biến động, do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi, tốc độ phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh, đó là những nguyên nhân khiến nhiều hệ thống công trình không còn thực hiện nhiệm vụ như thiết kế đề ra, hay không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhiều công trình xuống cấp nhanh do không được duy tu bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời, việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín cũng là nguyên nhân khiến nhiều công trình thuỷ lợi không mang lại hiệu quả.
Từng bước hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác tiêu úng xổ phèn, cấp thoát nước, ngăn mặn, chống tràn chủ động mùa vụ hạn chế thiếu nước cuối vụ..., ông Nam cho biết, giải pháp trước mắt là đẩy mạnh phát triển tiểu vùng thuỷ lợi, thu hẹp thành ô thuỷ lợi nhỏ khép kín. Đây là giải pháp rất phù hợp và cần thiết với yêu cầu sản xuất của từng địa phương, nhất là vấn đề kinh phí đầu tư vừa với khả năng cân đối vốn của tỉnh. Đã qua, mô hình này được thực hiện ở các huyện Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời và TP Cà Mau... rất hiệu quả. Đồng thời, tiến hành xây dựng bổ sung hệ thống trạm bơm điện để chủ động mùa vụ./
Nguyễn Phú
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接