Theấthiệnhệthốngtrítuệnhântạopháthiệnloạikhốiutỷlệchínhxákết quả vô địch quốc gia ngao thông tin trên website chính thức của Đại học Waterloo, các nhà khoa học thuộc trường mới đây đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích 30.000 hình ảnh từ 11.000 bệnh nhân với các loại khối u khác nhau. Kết quả cho thấy, hệ thống trí tuệ nhân tạo đã đạt được độ chính xác 100% trong việc xác định 32 loại khối u ở 25 cơ quan và bộ phận của cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, họ đã phát triển thuật toán phân tích hình ảnh kỹ thuật số của các mẫu mô và so sánh chúng với cơ sở dữ liệu lớn nhất nơi lưu trữ kết quả sinh thiết. Độ chính xác cao của phương pháp cho phép xác định hơn 30 loại khối u mà không cần thiết bị đặc biệt. Cụ thể, hệ thống dựa trên trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán ung thư nhanh và chính xác qua phân tích hình ảnh kỹ thuật số của các mẫu mô mà bác sĩ thường kiểm tra để chẩn đoán. Nhờ vậy, hệ thống kể trên đã đạt được độ chính xác 100% trong việc xác định 32 loại khối u ở 25 cơ quan và bộ phận của cơ thể. Nhà nghiên cứu Hamid Tizhoosh nói rằng, trí tuệ nhân tạo giúp sử dụng nhanh chóng và hiệu quả kiến thức được tích lũy bởi các bác sĩ và nhà khoa học, hiện được lưu trữ đơn giản trong kho lưu trữ. Công nghệ này có khả năng tăng tốc và cải thiện độ chính xác của chẩn đoán ung thư bởi các nhà nghiên cứu bệnh học. Ở các nước đang phát triển, phương pháp này có thể cứu sống hàng ngàn người bằng cách cung cấp quyền truy cập vào hệ thống cho các cơ sở y tế. Đây là một giải pháp cho các bệnh viện không có đủ chuyên gia. Người dùng có thể chỉ cần đính kèm ảnh chụp vào email và nhận báo cáo - Hamid Tizhoosh giải thích. Hiện tại, các nhà khoa học đang nỗ lực cải tiến hệ thống và thương mại hóa công nghệ. Nhà nghiên cứu Hamid Tizhoosh bên cạnh hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo do nhóm tạo ra. |