当前位置:首页 > World Cup

【giải vô địch bóng đá nữ new south wales úc】Đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 26/12/2017, UBND tỉnh ban hành Chương trình số 06/CTr-UBND về hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho doanh nghiệp (theo Nghị định 66/2008). Tuy nhiên, qua kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), một số đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương… vẫn chưa ban hành kế hoạch để thực hiện chương trình này.

Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận thông tin thị trường và các văn bản pháp luật liên quan còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tăng cường các hoạt động tư vấn, HTPL cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận các thông tin pháp luật phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; Bảo đảm an toàn pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật gồm: Luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật...

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 12, Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh: “Sau khi chương trình, kế hoạch HTPL cho doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao”. Tuy nhiên, đến nay công tác HTPL cho doanh nghiệp vẫn còn bị buông lơi. Một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác HTPL cho doanh nghiệp. Hay việc HTPL cho doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép vào hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan, tổ chức chứ chưa hình thành một cách rõ nét, một kênh hoạt động riêng về HTPL cho doanh nghiệp.

Toạ đàm, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp là một trong những kênh góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hay HTPL cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua.

Theo ông La Văn Hiếu, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, trong xu thế phát triển như hiện nay, nhu cầu HTPL của doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác HTPL gặp phải một số hạn chế, như chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn và những điều doanh nghiệp cần; Chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật chủ yếu tập trung vào việc triển khai các văn bản mới mà thiếu đi tính gắn kết giữa quy định của pháp luật với thực tiễn, chưa có sự điều tra, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp, vì thiếu quan tâm đến công tác pháp luật nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra, đa phần các doanh nghiệp lúng túng, tìm cách đi “cửa sau” hay nhiều doanh nghiệp hiểu về luật nhưng lại không lô-gic... Xuất phát từ thực trạng trên, ông Hiếu đề nghị, cần phải đổi mới hình thức HTPL cho doanh nghiệp. Theo đó, cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu HTPL cho doanh nghiệp; Tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên pháp chế doanh nghiệp và nhân viên thực hiện công tác HTPL cho doanh nghiệp; Có thể cung cấp các tình huống pháp lý, những vướng mắc trong thực tiễn thường gặp và cảnh báo những rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp không tuân thủ quy định, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải luôn song hành cùng với cơ quan Nhà nước, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh; Cung cấp các thông tin về khó khăn, vướng mắc, nhu cầu cần HTPL cho cơ quan Nhà nước; Tin tưởng vào khả năng và nội dung tư vấn, hỗ trợ của cơ quan Nhà nước; Sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tư vấn, HTPL, nhất là việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp khi có các tranh chấp xảy ra./.

Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp việc giải đáp của cơ quan này chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các bộ có liên quan giải đáp. Quy định này khá thoáng và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và được HTPL từ phía các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, với tâm lý ngại cơ quan công quyền còn tồn tại, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì thực tế, doanh nghiệp chưa phát huy được quyền này của mình.

Thanh Phương

分享到: