Phát biểu tại Hội nghị,àmlợitỷđồngtừtiếtkiệmnănglượbxh bayern munich ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương cho biết, sau gần 5 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Giai đoạn 2011 - 2015) đã thu được nhiều kết quả tích cực.
Trong khuôn khổ chương trình, đã có 585 dự án, nhiệm vụ được triển khai, trong đó: Gần 10 ngàn mẫu sản phẩm thuộc 14 nhóm sản phẩm đã được dán nhãn năng lượng; hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho gần 700 doanh nghiệp; hơn 100 tòa nhà đã được vinh danh tại cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” do Bộ Công thương phát động.
Chương trình cũng đã hỗ trợ 3.000 dàn nước nóng năng lượng mặt trời, góp phần kích thích và tạo ra một thị trường dàn nước nóng sôi động với nhiều mẫu mã từ nhiều nhà cung cấp. Tính đến nay đã có hơn 700.000 dàn nước nóng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt, ước tính tiết kiệm khoảng 1 tỷ kWh điện, tương đương với 1.600 tỷ đồng; các chương trình truyền thông cộng đồng về tiết kiệm năng lượng đã được triển khai, truyền tải bằng nhiều hình thức.
Đánh giá về tác động Luật sử dụng Năng lượng TK&HQ, ông Nguyễn Đình Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dung năng lượng TK&HQ nhận định, Luật sử dụng Năng lượng TK&HQ năm 2010 là cần thiết, được ban hành vào thời điểm thích hợp với điều kiện của Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Đồng thời, gián tiếp khẳng định rằng các tác động của Luật ở tầm vĩ mô như là sự đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường; tác động trực tiếp vào việc nâng cao hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế nói chung và hiệu quả sử dụng năng lượng nói riêng, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực và thế giới.
Ông Hiệp cho biết thêm, tính đến cuối năm 2015 đã có 1.000 mẫu sản phẩm được Bộ Công thương cấp phép dán nhãn năng lượng. Dự báo mức tiết kiệm điện trong năm 2015 có thể lên tới 4,94 triệu TOE (TEO tương đương với một tấn dầu) và làm lợi 118 tỷ đồng.
Bên cạnh các kết quả tích cực, ông Trịnh Quốc Vũ cũng cho rằng, vẫn còn tồn tại những hạn chế như cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây truyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thực hiện các yêu cầu theo quy định của Luật và các quyết định ban hành; nguồn lực triển khai và giám sát thực hiện Luật TKNL và các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế; … Và đưa ra các đề xuất về việc khắc phục các hạn chế và thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng./.
Hồng Quyên