当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả trận đấu giữa】Chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA làm “nóng” nghị trường

Đề cao trách nhiệm cá nhân,nóngkết quả trận đấu giữa tập trung giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân vốn ODA khó hoàn thành mục tiêu
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc những nơi chậm trễ, đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 11/11/2021. 	Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 11/11/2021. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Đỗ Thị Mai (Tuyên Quang) đặt vấn đề: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 khá chậm, vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp gì để tháo gỡ vấn đề này trong những tháng cuối năm 2021 cũng như những năm tiếp theo.

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) lại đánh giá: Việc sử dụng vốn vay đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn ODA ở một số nơi, một số chương trình, dự án chưa hiệu quả, thậm chí vi phạm luật. Đâu là giải pháp giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, năm nay, giải ngân vốn đầu tư công chậm bên cạnh các nguyên nhân cố hữu như chuẩn bị dự án chưa tốt, công tác giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án kéo dài…, còn có một số lý do đặc thù.

Cụ thể, năm 2021 là năm tổ chức Đại hội Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự mới. Năm 2021 cũng là năm đầu thực hiện Kế hoạch đầu tư công của giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do tác động của dịch Covid-19 dẫn đến ảnh hưởng tiến độ.

“Năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phải giãn cách xã hội nhiều đã gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề cung ứng nguyên nhiên vật liệu, nhân công, thiếu hụt lao động, đồng thời chi phí nguyên vật liệu và chi phí logistics cao”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề cập tới góc độ giải ngân chậm do khâu tổ chức thực hiện. Việc triển khai trên thực tế đã được phân cấp triệt để và thuộc về trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương,...

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, một trong những giải pháp căn cơ là giải quyết các điểm yếu cố hữu của công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để khắc phục tình trạng này, khi xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 13/5/2021 về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, kiểm soát sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, đúng mục tiêu, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai dự án, nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án, tránh điều chỉnh trong quá trình triển khai.

“Về cơ bản, các dự án khởi công mới được bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bảo đảm thủ tục chuẩn bị đầu tư theo đúng quy trình quy định tại Luật Đầu tư công”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các cơ quan chủ quản theo dõi sát sao tình hình và khả năng giải ngân của từng dự án trong từng tháng, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn từ dự án giải ngân thấp sang dự án giải ngân cao theo quy định; ưu tiên các dự án khẩn cấp, trọng điểm, đang gặp vướng mắc do thiếu kế hoạch vốn. Cùng với đó, tiếp tục xử lý các vướng mắc nhằm thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bao gồm cả vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

"Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tổ công tác của Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, rà soát các vướng mắc nhằm kịp thời tháo gỡ", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

分享到: