当前位置:当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq metz】Còn những vướng mắc 正文

【kq metz】Còn những vướng mắc

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-10 23:13:13 来源:88Point 作者:La liga 点击:161次

Luật Thi hành án dân sự là cơ sở pháp lý cho cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành các bản án,ữngvướngmắkq metz quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, từng bước cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược của công tác cải cách tư pháp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng còn những thủ tục gây khó khăn cho người thực thi.

Theo khoản 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự quy định: Người nộp đơn yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (nếu có). Trên thực tế, việc người được thi hành án nộp đơn yêu cầu thi hành án, xác định người phải thi hành án có tài sản để thi hành án hay không là rất khó khăn, họ rất khó có thể tự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án mà thường yêu cầu chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hoặc nếu có xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì kết quả xác minh đó chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan. Với quy định này là không phù hợp, khó thực hiện trên thực tế.

Tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự quy định xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành, trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận để thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng… Với quy định này cũng gây khó khăn cho người thực thi, vụ việc phải thi hành án kéo dài nhiều năm chưa thi hành được vì chưa bán được tài sản.

Điển hình như tài sản của ông H. và bà L., ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, chấp hành viên đã quyết định giảm giá tài sản đến lần thứ 20 để thi hành trên 30 quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực năm 2010. Ông Trương Hùng Cường, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành, cho biết: Với quy định trên đã gây khó khăn cho cơ quan thi hành án khi chưa bán được tài sản, làm cho việc thi hành án phải kéo dài thời gian, tăng số việc năm trước chuyển sang năm sau. Trước đây, Pháp lệnh Thi hành án dân sự quy định giảm giá đến lần thứ hai, không có người mua, người được thi hành án không nhận tài sản thì kết thúc hồ sơ”.

Với quy định về việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án, tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu tòa án giải quyết thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu tòa án giải quyết thì chấp hành viên yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của tòa án.

Trong thực tế, khi một số bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật có tài sản chung, quyền sử dụng đất chung giữa người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản phải thi hành án hầu như rất khó thi hành.

Điển hình trường hợp bà L., ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, là người phải thi hành án với số tiền trên 200 triệu đồng. Thực tế, trong giấy CNQSDĐ đứng tên hộ nên chấp hành viên giải quyết vụ việc thi hành án phải làm đầy đủ các bước theo quy định như: Thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung tài sản, quyền sử dụng đất đối với tài sản, quyền sử dụng đất phải thi hành án để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản, quyền sử dụng đất chung hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay đã yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất, nhưng vụ việc kéo dài từ năm 2014 đến nay chưa thi hành án được. Hiện nay, chưa có kết quả phân chia tài sản, quyền sử dụng đất chung.

Ông Trần Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vị Thủy, nói: “Thông thường, người phải thi hành không tự nguyện thì họ cũng không hợp tác để thi hành án, dẫn đến khó khăn vướng mắc. Luật không quy định chế tài bắt buộc người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất phải tự thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất chung phải thi hành án hoặc yêu cầu tòa án giải quyết, vì vậy khi họ không thực hiện theo yêu cầu của chấp hành viên thì cũng không có biện pháp chế tài nào cả. Do đó, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án có văn bản yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất để thi hành án, chính vì thủ tục như vậy kéo dài thời gian thi hành.

Qua đó cho thấy, việc áp dụng một số điều của Luật Thi hành án dân sự đang gặp khó khăn, vướng mắc, cần có hướng dẫn cụ thể để có tính khả thi, giúp công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao hơn.

PHI YẾN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接