【kèo nhà cái anh】Bổ sung nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi số công tác lưu trữ

时间:2025-01-12 23:38:20来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Theng tkèo nhà cái anho đánh giá, việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận chiều 27-11

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nêu rõ: Với mục tiêu phát triển lưu trữ tư nhân, Nhà nước có những chính sách để công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu lưu trữ tư nhân, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ. 

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã quy định giá trị của tài liệu lưu trữ tư nhân, trách nhiệm của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ tư nhân, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của tổ chức lưu trữ tư nhân. Các quy định này nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về việc lưu giữ, bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu tư nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự phiên thảo luận

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dự phiên thảo luận

Cơ bản nhất trí với các quy định trong dự thảo luật, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục chỉnh lý, làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đối với các tài liệu lưu trữ tư, bảo đảm thống nhất với các quy định nội tại trong luật; rà soát, bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục để đưa tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt vào phông lưu trữ quốc gia của nước ta.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và mạng internet, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng trên toàn cầu. Tài liệu lưu trữ - nguồn thông tin quá khứ “khổng lồ” liên tục được bổ sung và là một phần rất quan trọng của mỗi quốc gia và nhân loại. Chiến lược và chương trình chuyển đổi số quốc gia của nước ta đang đặt ra cho ngành lưu trữ Việt Nam những yêu cầu trong việc bảo vệ an toàn, quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phòng lưu trữ quốc gia Việt Nam. Để phát huy tài liệu lưu trữ giá trị trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh lưu trữ truyền thống, ngành lưu trữ phải đẩy mạnh chuyển đổi số và việc chuyển đổi số phải thiết thực, hiệu quả, khả thi trên cơ sở bảo đảm về hạ tầng pháp lý rõ ràng, hạ tầng công nghệ và kỹ thuật tương thích, về nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước


Từ yêu cầu đó, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lồng các quy định về hoạt động chuyển đổi số vào từng nghiệp vụ lưu trữ để bảo đảm sự gắn kết, không tách rời lưu trữ giấy và lưu trữ điện tử, lưu trữ số. Rà soát, bổ sung nội dung của quy định về lưu trữ tài liệu điện tử, làm rõ việc quy định những vấn đề đặc thù của lưu trữ điện tử, lưu trữ số, như về cơ sở dữ liệu, về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trên hệ thống mạng... đồng thời, phải làm rõ được việc đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước phát biểu thảo luận dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Thực tế cho thấy, lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh rất khó khăn trong việc thu thập tài liệu từ các nguồn nộp lưu do thiếu quy định có tính pháp lý đủ mạnh, thiếu chế tài. Các cơ quan, tổ chức thường né tránh, không coi trọng nhiệm vụ nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử với nguyên do sợ thất lạc tài liệu, nộp lưu rồi sẽ khó khăn khi cần tới tài liệu. Vì vậy, để tăng cường công tác thu thập, nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, góp phần bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ chung, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế tài và trách nhiệm nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử đối với cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử; đồng thời nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về tài liệu quá hạn nộp lưu theo quy định tại các cơ quan, đơn vị thuộc nộp lưu.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước


Hiện nay, việc đầu tư kinh phí cho công tác lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính phủ hiện đang rất quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và tài liệu lưu trữ đã được xác định có vai trò rất quan trọng, chứa đựng nguồn thông tin quá khứ, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt góp phần vào xây dựng và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Hiện, tài liệu tồn đọng chưa được phân loại chỉnh lý còn rất nhiều. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tham gia biểu quyết thông qua Luật Căn cước, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Vì vậy, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định về nguồn lực đầu tư đối với công tác lưu trữ ở các cấp phục vụ cho việc chỉnh lý, số hóa, phần mềm, trang thiết bị bảo quản tài liệu, kho lưu trữ... để đảm bảo việc thực hiện chương trình công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ ngày càng tăng của xã hội, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

相关内容
推荐内容