Các Bộ trưởng ASEAN cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định RCEP Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế |
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11 và các hoạt động trong năm Chủ tịch 2023 của Việt Nam với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu - ASEAN tiến tới mục tiêu lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Dự và chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan,ênbốHạLongvềQuảnlýthiêntaiĐềcaohànhđộngsớmcủacácquốbang xep hang bóng đá ý Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Phó Tổng Thư kýASEAN và 13 Bộ trưởng, Thứ trưởng về lĩnh vực quản lý thiên tai của các quốc gia thành viên ASEAN, các nước đối tác phát triển khu vực (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Đông Timor tham dự với tư cách quan sát viên tại hội nghị. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tham dự hội nghị. | Các bộ trưởng đã cùng cam kết sớm có hành động trong quản lý thiên tai . Ảnh: NNNT |
Hội nghị còn có sự tham dự của hơn 150 đại biểu gồm cán bộ cơ quan phòng, chống thiên tai của các quốc gia ASEAN, đại diện các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Nhiều năm qua, các nước trong khu vực đã chứng kiến những thảm họa sóng thần, siêu bão, lũ lụt lịch sử, động đất nghiêm trọng, lấy đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân các quốc gia ASEAN, làm mất đi thành quả phấn đấu không biết mệt mỏi và kéo chậm sự phát triển của rất nhiều nơi. Nhận thức rõ sự nghiêm trọng của những thách thức này, Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN đã cùng nhau gây dựng và triển khai những cơ chế hợp tác với những định hướng tầm nhìn được củng cố, phát triển qua từng giai đoạn. Với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai năm 2023, Việt Nam đã và đang thúc đẩy chủ đề: “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu, ASEAN hướng tới lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng mới trong quản lý thiên tai, chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động, phòng ngừa chủ động, chuẩn bị để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Trong hành trình đó, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cam kết nỗ lực hết mình, tham gia tích cực hơn nữa cùng các quốc gia ASEAN xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác chung về quản lý thiên tai của các nước ASEAN, để giúp người dân các nước ASEAN được sống an bình trong một xã hội an toàn trước thiên tai. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 đã thông qua "Tuyên bố Hạ Long về hành động sớm trong quản lý thiên tai ASEAN", bao gồm ba nội dung chính: Thông tin rủi ro, dự báo và hệ thống cảnh báo sớm; lập kế hoạch, vận hành và thực hiện và thúc đẩy nguồn tài chính được bố trí sẵn để ứng phó khẩn cấp. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất xây dựng, góp phần tạo nên dấu ấn của nước ta trong năm thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban ASEAN trong quản lý thiên tai. Bên cạnh việc chính thức thông qua Tuyên bố Hạ Long, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 còn tập trung thảo luận các nội dung bao gồm: Định hướng hoạt động trong thời gian tới cho Ban Quản trị Trung tâm Điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo thiên tai (Trung tâm AHA); quy tắc tài chính của Quỹ Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp; ghi nhận Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về chống chịu bền vững được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43 tại Indonesia; cập nhật về tình hình hỗ trợ nhân đạo ASEAN cho Myanmar. Tuyên bố Hạ Long về tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tai trong khu vực ASEAN 1.CHÚNG TÔI, Chính phủ các Quốc gia thành viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN (ASEAN), bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý Thiên tai (AMMDM) lần thứ 11 và Hội nghị lần thứ 12 giữa các Bên tham gia Hiệp định ASEAN về Quản lý Thiên tai và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER) vào ngày 12 tháng 10 năm 2023 tại Hạ Long, Việt Nam; 2. Chúng tôi xin nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng hướng tới việc hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 về Quản lý thiên tai nhằm đưa ASEAN trở thành khu vực tiên phong trong việc thay đổi bối cảnh quản lý thiên tai trong và ngoài khu vực ASEAN, đồng thời củng cố vai trò lãnh đạo của ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, cách tiếp cận sáng tạo, xây dựng mạng lưới, tài chính bền vững, quản trị liên ngành và đa tầng, lấy người dân làm trung tâm vào năm 2025. Chúng tôi hiểu rõ về chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN năm 2023 của Indonesia là “Các vấn đề của ASEAN: Trọng tâm của Tăng trưởng” nhằm kêu gọi ASEAN thích nghi, ứng phó tốt hơn, và tính cạnh tranh cao hơn, ngoài ra chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng một ASEAN có khả năng chống chịu thiên tai thông qua việc thúc đẩy các hoạt động phát triển dựa trên nhận thức về rủi ro ở tất cả các khía cạnh; 3. Chúng tôi tái khẳng định cam kết hỗ trợ thực hiện Khung ASEAN về Hành động sớm trong Quản lý thiên tai. Chúng tôi cam kết đạt được mục tiêu thúc đẩy việc thực hiện và nhân rộng các phương pháp tiếp cận hành động sớm trong khu vực ASEAN để bảo vệ người dân, tài sản và sinh kế trước các thiên tai tiềm tàng có thể xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do thiên tai ở các quốc gia thành viên ASEAN. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ việc ASEAN đi đầu trong thúc đẩy hành động sớm trên phạm vi toàn cầu nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các Khung toàn cầu, bao gồm Khung Sendai về Giảm nhẹ Rủi ro thiên tai, Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững; 4. Chúng tôi đánh giá cao vai trò lãnh đạo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong việc tăng cường hành động sớm trong khu vực với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý Thiên tai (AMMDM) năm 2023. Lấy cảm hứng từ chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”, Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống quản lý rủi ro thiên tai để thực hiện các hành động sớm, đặc biệt là xây dựng 3 trụ cột – “thông tin về rủi ro thiên tai, hệ thống dự báo và cảnh báo sớm”, “lập kế hoạch, vận hành và thực hiện” và “phân bổ kinh phí hỗ trợ trước” của Khung ASEAN về Hành động Sớm trong Quản lý Thiên tai; 5. Chúng tôi cam kết nỗ lực cải thiện hệ thống thông tin rủi ro, dự báo và cảnh báo sớm ở cấp khu vực và quốc gia. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN và Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo Quản lý thiên tai (Trung tâm AHA) trong việc chia sẻ thông tin về rủi ro thiên tai, đặc biệt là tăng cường Hệ thống Giám sát và Ứng phó thiên tai (DMRS), và Mạng lưới thông tin thiên tai ASEAN (ADINet). Chúng tôi khuyến khích Ủy ban ASEAN về Quản lý Thiên tai (ACDM) lồng ghép các yếu tố kích hoạt hành động sớm vào các Đánh giá rủi ro thiên tai khu vực và xuyên biên giới. Chúng tôi cũng khuyến nghị ACDM và Trung tâm AHA nghiên cứu và xây dựng các cơ chế chia sẻ dữ liệu chất lượng trong khu vực và với các đối tác đồng thời tăng cường năng lực cho các hệ thống cảnh báo sớm và dự báo dựa trên tác động trong khu vực. 6. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường việc lập kế hoạch, vận hành và thực hiện các hành động sớm trong phòng ngừa và ứng phó thiên tai ở cấp khu vực và cấp quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN, Một Ứng phó: ASEAN ứng phó với thiên tai như Một thực thể trong và ngoài khu vực (OAOR). Chúng tôi khuyến khích ACDM và trung tâm AHA tổng hợp Kế hoạch khu vực về sẵn sàng ứng phó, hành động sớm và ứng phó thành một cách tiếp cận toàn diện, đồng thời xem xét đến các khía cạnh về bình đẳng giới, khuyết tật và hòa nhập xã hội; 7. Chúng tôi khuyến khích thúc đẩy nguồn tài chính được bố trí sẵn nhằm thực hiện thành công các hành động sớm trong quản lý thiên tai. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tài chính của khu vực ASEAN nhằm ứng phó thiên tai 3 thông qua việc thúc đẩy hợp tác liên ngành với các ngành khác trong ASEAN liên quan đến tài chính và bảo hiểm rủi ro để thực hiện các sáng kiến khu vực như Chương trình Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ASEAN (ADRFI) và Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ASEAN (SEADRIF). Chúng tôi khuyến khích ACDM xem xét phân bổ kinh phí hành động sớm từ các quỹ quản lý rủi ro thiên tai, nếu phù hợp. 8. Chúng tôi xin nhấn mạnh giá trị và sự cấp thiết của việc hợp tác, xây dựng quan hệ đối tác và chuyển giao công nghệ cho hành động sớm với các quốc gia, khu vực, vùng và các tổ chức quốc tế trong việc tăng cường giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong khu vực, đặc biệt là để hỗ trợ quá trình đào tạo và tăng cường thông tin rủi ro, các kế hoạch và cũng như các hành động sớm dựa trên bằng chứng và thông về tin rủi ro trong khu vực. 9. Tuyên bố này được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý Thiên tai lần thứ 11 được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 năm 2023 tại Hạ Long, Việt Nam. | |