Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7,ĐềxuấtQuốchộiphêchuẩnVănkiệngianhậpCPTPPcủaVươngquốcAnhtạiKỳhọpthứkèo nha cái 5 Quốc hội khóa XV Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam Chiều 15/5, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Vương quốc Anh).
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh Trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh nêu rõ, nội dung chính của Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh gồm 2 phần chính: Nghị định thư gia nhập và các Phụ lục; Thư của Vương quốc Anh và các thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh, Vương quốc Anh là thành viên của các cơ chế chính trị - an ninh ở tầm khu vực và toàn cầu như Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên Nhóm G7, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Đối tác Đối thoại của ASEAN... đóng vai trò quan trọng thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu.
Ở góc độ song phương, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Vương quốc Anh thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Trong bối cảnh đa số các nước ASEAN chưa có quan hệ FTA với Vương quốc Anh, Vương quốc Anh và Việt Nam đã và đang có quan hệ FTA song phương, do đó việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh.
Ở góc độ đa phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu, giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành một hiệp định mang tính toàn cầu, khẳng định sức hấp dẫn của Hiệp định cũng như vai trò của CPTPP trong việc thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Do vậy, việc thắt chặt quan hệ hợp tác với Vương quốc Anh sẽ góp phần tạo lập và duy trì cục diện đa dạng hoá, đa phương hoá ở khu vực, tiếp tục củng cố "cam kết" của Vương quốc Anh đối với sự phát triển hoà bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phù hợp với mong muốn của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh cũng phân tích tác động của việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP đối với Việt Nam trên phương diện về kinh tế, tác động về việc làm, lao động và xã hội, cũng như các thách thức đối với Việt Nam.
Liên quan đến kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh nêu rõ, căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016, Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh cần phải được trình Quốc hội phê chuẩn. Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư.
Việc sớm phê chuẩn và thực thi các cam kết trong Nghị định thư sẽ giúp hiện thực hoá những cơ hội tiếp cận thị trường Vương quốc Anh cho hàng hoá Việt Nam, từ đó góp phần củng cố và tăng cường quan hệ thương mại - đầu tư song phương giữa hai nước; nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong việc tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế trên bình diện quốc tế…
Thẩm tra sơ bộ Tờ trình về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016, việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh, có nội dung sửa đổi, bổ sung Hiệp định CPTPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhất trí với đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Văn kiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho hay, trình tự, thủ tục đề nghị phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh đúng với quy định tại Khoản 14 Điều 70, Khoản 6 Điều 88 Hiến pháp 2013; Điều 18, Điều 78 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và các quy định khác trong Luật Điều ước quốc tế 2016.
Theo đó, cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan tổ chức liên quan.
Hồ sơ kèm theo Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh cơ bản đảm bảo theo quy định tại Điều 31 Luật điều ước quốc tế 2016 về hồ sơ trình phê chuẩn điều ước quốc tế.
Về dự kiến Kế hoạch thực hiện Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, Thường trực Ủy ban Đối ngoại cho rằng, để đảm bảo hiện thực hóa những cơ hội tiếp cận thị trường Vương quốc Anh cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam, Chính phủ cần cụ thể hóa các định hướng trong bản kế hoạch, đặc biệt là các nội dung về xây dựng pháp luật, thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực như: dự thảo Nghị định của Chính phủ về ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định CPTPP để áp dụng với Vương quốc Anh, Thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn về quy tắc xuất xứ hàng hóa…
顶: 577踩: 81598
【kèo nha cái 5】Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7
人参与 | 时间:2025-01-10 20:15:34
相关文章
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
- Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Triển khai tuyển sinh đại học từ xa bằng hình thức trực tuyến
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Lại lo thiếu giáo viên mầm non
- Chào năm học mới
- Tăng khả năng thích ứng cho nền nông nghiệp
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy 2017
评论专区