【nhan dinh bong da trung quoc】Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm

时间:2025-01-10 07:41:58 来源:88Point
Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Hà Nội):Bộ trưởng không né tránh mà thẳng thắn, trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Tài chính là người đi từ thực tiễn và nắm khá chắc các vấn đề quản lý về tài chính và tài sản. Cách trả lời của Bộ trưởng giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, dù còn nhiều vấn đề đặt ra nhưng cách trả lời như vậy đã đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Về hệ thống giao dịch mới của Hose (KRX) vẫn chưa hoàn thành dự án này, trả lời ĐBQH, người đứng đầu ngành Tài chính đã thẳng thắn “không phải chậm 10 năm như đại biểu nói mà là chậm 20 năm”. Tôi cho rằng, Bộ trưởng đã không né tránh mà thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, về công tác quản lý của ngành Tài chính, trong đó có việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thị trường chứng khoán.

Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
Đại biểu Vũ Tiến Lộc quan tâm đến việc cổ phần hóa, trong đó có vấn đề định giá đất đai, xử lý nhà đất.

Đây là một trong những vấn đề tạo nên trở ngại cho công tác quản lý. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã khẳng định, thời gian tới sẽ có chỉ đạo quyết liệt để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cũng như Bộ đã chủ động phương án dự phòng để đảm bảo công tác quản lý thị trường chứng khoán. Tôi cho rằng, đây là biện pháp quan trọng, cần thiết bên cạnh việc hoàn thiện các quy định để chấn chỉnh, tăng cường năng lực quản lý đối với thị trường chứng khoán.

Liên quan đến các vấn đề chất vấn Bộ Tài chính, tôi quan tâm đến việc cổ phần hóa trong đó có vấn đề định giá đất đai, xử lý nhà đất. Đây là những vấn đề đang rất nóng và đang là trở ngại lớn trong quá trình cổ phần hóa và từ đây, cũng dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa. Hiện nay, các quy định trong lĩnh vực còn nhiều vướng mắc, có các cách hiểu khác nhau. Thời gian tới, để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa phải có những quy định minh bạch hơn và có kỷ luật thực thi tốt hơn.

Thời gian tới, tôi đề nghị phải tách riêng hai nội dung quá trình cổ phần hóa, thoái vốn với việc định giá quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bởi vì trước hay sau quá trình cổ phần hóa, đất đai vẫn là của Nhà nước, Nhà nước giao cho doanh nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, còn việc chuyển đổi sang mục đích khác cần phải thực hiện theo đúng quy trình của Nhà nước. Cho nên, việc tách bạch hai quá trình cổ phần hóa, thoái vốn với việc định giá hay chuyển đổi giá trị sử dụng nhà đất được tách ra sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình này.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp): Giải pháp Bộ trưởng đưa ra phù hợp với điều kiện hiện nay

Bộ trưởng Bộ Tài chính là người nắm nhiều vấn đề, lĩnh vực. Nhất là Bộ trưởng đã từng làm Tổng Kiểm toán Nhà nước nên Bộ trưởng nắm được nhiều vấn đề kinh tế.

Tôi cho rằng, phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời rõ ràng mạch lạc và cụ thể, những giải pháp đưa ra rất hợp lý và phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
ĐB Phạm Văn Hòa: Giải pháp Bộ trưởng đưa ra rất phù hợp.

Ví như nút thắt trong cổ phần hoá chính là do định giá bất động sản chưa được hữu hiệu. Vừa qua một số cán bộ lãnh đạo vướng vòng lao lý cho nên phương pháp đề ra phê duyệt phương án tính giá trị bất động sản nhiều người còn e ngại. Vì thế giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra là xác đáng.

Tài chính là vấn đề nhạy cảm liên quan đến định giá tài sản, đấu thầu mua sắm tài sản, cổ phần hoá, bất động sản. Cho nên quản lý tài sản theo giá thị trường không thiệt cho Nhà nước và doanh nghiệp là điều cần thiết, làm sao để thu ngân sách và tiền xoay vòng ra phục vụ cho sản xuất kinh doanh phát triển đất nước.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh):Khi Bộ trưởng phát hiện những vấn đề tồn tại thì đã hành động rất quyết liệt

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tuy mới nhận nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhưng tôi thấy rằng, Bộ trưởng nắm bắt rất đầy đủ các nội dung và trả lời khá đầy đủ các câu hỏi của ĐBQH.

Bên cạnh đó, tôi thấy rằng các phần tiểu tiết, nội dung cụ thể trong các khoản mục của ngân sách nhà nước, Bộ trưởng đã trả lời rất chi tiết.

Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
ĐB Trần Hoàng Ngân: ĐB quan tâm đến các giải pháp trong thời gian tới.

Vấn đề còn lại là các chính sách, định hướng trong thời gian tới, ĐBQH rất quan tâm. Liệu rằng chúng ta có kiểm soát tốt lạm phát hay không, có tiếp tục hỗ trợ thuế, phí để kéo giảm giá xăng dầu hay không? Tôi thấy Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời rất đầy đủ.

Về vấn đề kiểm soát thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), kiểm soát để thị trường vẫn phát triển, đáp ứng được nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Tôi cho rằng đó là các vấn đề cần thiết, nên hoàn thiện các quy định dưới luật, nhất là các vấn đề liên quan đến điều kiện phát hành TPDN, đã được ĐBQH quan tâm, Chính phủ cam kết hoàn thiện trong thời gian tới.

Tôi quan tâm nhiều nhất vấn đề làm sao phối hợp tốt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát thời gian tới. Đặc biệt, Chính phủ sẽ nghiên cứu đồng bộ để có giải pháp hỗ trợ giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô, tránh hiệu ứng domino.

Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận một phần trách nhiệm về mình trước tình hình TPDN thời gian qua có những tồn tại, nhưng khi thấy rồi, đã hành động và hành động rất quyết liệt, đó là điều rất cần thiết. Như Chủ tịch Quốc hội đã nói, không phải “mất bò mới lo làm chuồng” mà là “làm chuồng rồi và tiếp tục nuôi bò”, nghĩa là khôi phục lại thị trường và tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu phát triển bền vững hơn, đó chính là niềm tin của thị trường đòi hỏi sự dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông):Kỳ vọng thực hiện lời hứa trước cử tri

Cá nhân tôi thấy các ĐBQH chất vấn rất trúng vấn đề và Bộ trưởng Bộ Tài chính là vị Tư lệnh ngành đã nắm rất chắc các vấn đề nóng của ngành.

Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
ĐB Dương Khắc Mai: Bộ trưởng trả lời sâu các vấn đề và rất trách nhiệm.

Tôi cho rằng, phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính hỏi đáp gọn, rõ ràng, minh bạch. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trả lời sâu về các vấn đề, rất trách nhiệm.

Thời gian tới, tôi kỳ vọng những vấn đề Bộ trưởng đã hứa, cam kết trước cử tri trước Quốc hội thì cần thực hiện tốt các cam kết của mình sau phiên chất vấn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trước Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Quyết định lựa chọn các Bộ trưởng ngồi “ghế nóng” giải trình, trả lời chất vấn trong kỳ họp này của Quốc hội rất đúng và trúng. Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua đại dịch, nếu cả lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng, giao thông cùng đồng hành thực hiện tốt Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về phục hồi kinh tế sau đại dịch sẽ có thể đem đến những kết quả tích cực cho nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre): Bộ trưởng đã trả lời bao quát các vấn đề về chính sách tài khóa

Bộ trưởng Tài chính trả lời nhiều vấn đề bao quát các chính sách về tài khóa - tiền tệ Quốc hội đã thông qua theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Rất nhiều vấn đề, từ thuế, thu ngân sách nhà nước, giá cả… Tôi cho rằng, vấn đề thu ngân sách phải được đặc biệt quan tâm vừa giúp phục hồi kinh tế, vừa hỗ trợ được người dân và doanh nghiệp, đồng thời, đảm bảo nguồn lực để đầu tư cho các chương trình mang tầm cỡ quốc gia, cần nguồn lực tài chính rất lớn, đáp ứng cho sự phát triển của cả giai đoạn.

Vấn đề giá cả cử tri hết sức quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã tập trung làm rõ trong trước mắt cũng như dài hạn để Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội đạt hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm
ĐB Nguyễn Trúc Sơn: Tôi quan tâm đến công tác chống thất thu thuế bất động sản.

Tôi quan tâm đến vấn đề chống thất thu thuế bất động sản. Vấn đề này liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng của các công trình, dự án quốc gia cũng như của địa phương. Nhưng trong giao dịch bất động sản, chúng ta chưa thu đúng thu đủ.

Nếu chúng ta thu theo giá nhà nước đó cũng chỉ là một phần của giá thị trường, chưa phản ánh hoàn toàn, còn thu như thế nào cho đúng giá thị trường là cả một vấn đề. Nó liên quan từng địa phương về chính sách giá đất, làm sao xác định hệ số giá đất sát giá thị trường, từ đó mới thu thuế. Nếu không có đủ căn cứ thì Bộ Tài chính cũng sẽ gặp khó khăn.

Định hướng sắp tới, tôi thấy Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu tương đối rõ về giải pháp chống thất thu thuế lĩnh vực bất động sản./.

推荐内容