Ngày 2/10, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Đây là vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp (giai đoạn 2 vụ án Cục lãnh sự) được lãnh đạo các cấp, ban ngành và dư luận đặc biệt quan tâm.
Hành vi của các bị can xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19 cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng.
Hành vi của các bị can còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, che giấu hành vi phạm tội, gây cản trở quá trình điều tra; làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Do đó, cần phải đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Tại giai đoạn 2 của vụ án, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã điều tra triệt để, khách quan, làm rõ hành vi, phương thức thủ đoạn, bản chất hành vi phạm tội của các bị can, cũng như các dấu hiệu sai phạm khác có liên quan.
Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn thành việc điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội; đủ căn cứ kết luận và đề nghị truy tố 17 bị can về 4 tội danh gồm Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Che giấu tội phạm”.
Trong đó bị can Trần Tùng (SN 1978, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị đề nghị truy tố về hai tội danh gồm “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
5 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Nhận hối lộ” gồm: Trần Thị Quyên (SN 1986, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (SN 1969, nguyên Chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (SN 1965, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (SN 1979, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (SN 1980, nguyên Chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).
10 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Đưa hối lộ” gồm: Vũ Hồng Quang (SN 1977, nguyên Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải); Trần Thanh Nhã (SN 1991, trú tại TP Hồ Chí Minh); Vũ Hoàng Dũng (SN 1987, trú tại Hà Nội); Nguyễn Mạnh Cương (SN 1977, trưởng phòng một hãng hàng không).
Đặng Nhật Đức (SN 1975, Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan); Bùi Đăng Khoa (SN 1984, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du ngoạn thế giới); Phạm Quốc Thắng (SN 1977, Giám đốc Công ty TNHH PNR); Trần Thị Ngân (SN 1984, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anna Travel) và Trần Minh Phụng (SN 1970, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy).
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Xuân Thông (SN 1975, trú tại Hà Nội) về hành vi “Che giấu tội phạm”.
Bản án giai đoạn 1 vụ chuyến bay giải cứu thể hiện, các bị cáo trong vụ lợi dụng việc cấp phép các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước tránh dịch COVID-19 để trục lợi.
Có 25 người bị cáo buộc nhận hối lộ gần 167 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ tổng số tiền trên 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo 24,5 tỷ đồng.
Cụ thể, tại Văn phòng Chính phủ có 4 bị cáo chịu cáo buộc nhận hối lộ tổng cộng gần 15 tỷ đồng. Nhiều nhất là Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, nhận 4,2 tỷ đồng. Nhóm này có vi phạm trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ chuyến bay giải cứu, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp trục lợi.
Bộ Ngoại giao cũng có 5 cán bộ bị cáo buộc nhận hối lộ trong đó cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng "cầm" 21,5 tỷ đồng từ các doanh nghiệp thân quen. Ngoài ra, có 5 bị can là đại điện ngoại giao cũng bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ tại Nhật Bản, nhận 1,8 tỷ đồng; Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng lãnh sự tại Osaka, hơn 2 tỷ; Lý Tiến Hùng, cán bộ Đại sứ quán tại Nga, nhận 437 triệu; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ tại Angola, 864 triệu.
Nhóm cán bộ Đại sứ quán tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái bị xác định "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do có hành vi thu tiền cao hơn quy định với gần 2.000 người về nước.
Tại Bộ Y tế, bị can Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên bị cáo buộc nhận hối lộ tới 42,6 tỷ đồng khi "tạo điều kiện" cho các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu. Hiện tại, Kiên đã trả lại 12,2 tỷ trong số này cho các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.
Bộ Giao thông Vận tải có 2 người bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Ngô Quang Tuấn, cựu chuyên viên Vụ hợp tác quốc tế, nhận 1,7 tỷ đồng và Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải Hàng không, 1,9 tỷ đồng. Họ bị cáo buộc trục lợi trong quá trình tham mưu, xét duyệt các chuyến bay giải cứu của một số doanh nghiệp.
Ở Bộ Công an, có 3 cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh bị cáo buộc nhận hối lộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay giải cứu. Trong đó, cựu Phó cục trưởng Trần Văn Dự nhận 7,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu, hơn 27 tỷ và cán bộ Vũ Sỹ Cường nhận hơn 9,3 tỷ.
Khi vụ án được điều tra, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, Nguyễn Anh Tuấn còn nhận hơn 2,6 triệu USD để "chạy án" cho 2 bị can là lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Tuấn đưa 800.000 USD trong số này cho Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng điều tra kiêm điều tra viên chính của vụ án. Hưng đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền này.
Hai cựu lãnh đạo Hà Nội và Quảng Nam cũng bị cáo buộc nhận hối lộ. Trong đó, ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hơn 2 tỷ đồng khi duyệt chủ trương cách ly cho 5 doanh nghiệp. Còn Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND Quảng Nam, nhận hối lộ 5 tỷ đồng từ một doanh nghiệp thực hiện cách ly, bay giải cứu.
下一篇:Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
相关文章:
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Thêm 1.150 chỉ tiêu khối ngành sư phạm Trường Đại họcCần Thơ năm 2020
- Sinh viên được học trực tuyến 30% tổng khối lượng chương trình đào tạo
- Thêm kỹ năng
- Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- Từ ngày 2 đến 10
- Trường Đại học Cần Thơ xếp vị trí 251
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trong trường học
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Khánh thành Trường Mầm non Hồng Phát
相关推荐:
- Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- Tập trung chuẩn bị nguồn lực phục vụChương trình Giáo dục phổ thông mới hiệu quả
- Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng
- Tiếp tục phát huy hình thức dạy và học trực tuyến ở chương trình giáo dục trung học
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- Khát vọng tuổi 20
- Nhiều điểm mới trong tuyển sinh năm 2021
- Thanh niên công nhân và câu chuyện an cư lạc nghiệp
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Huyện Phú Giáo: Kinh tế