发布时间:2025-01-26 07:20:33 来源:88Point 作者:Cúp C2
Để tạo hướng đi mới cho vùng mai vàng này, địa phương đã xây dựng Đề án và hình thành điểm đến tại các làng nghề mai cảnh xã Nhơn An, nhằm thu hút du khách và tôn vinh những giá trị văn hóa cây mai cảnh, phát huy giá trị thương hiệu Mai vàng An Nhơn.
Những ngày này, đến với một trong những vùng trồng mai vàng lớn nhất thị xã An Nhơn, chúng tôi ghi nhận các nhà vườn, nghệ nhân xã Nhơn An đang tất bật, chăm chút cho từng cây mai.
Là người đam mê, có thâm niên trồng mai bonsai, anh Ngô Mạnh Tuân (38 tuổi) ở thôn Trung Định, xã Nhơn An nhìn nhận: Việc xây dựng các làng nghề mai cảnh ở Nhơn An trở thành điểm tham quan du lịch cộng đồng và phục vụ cho du khách trải nghiệm, thực hành nghề trồng mai cũng như tạo dáng mai truyền thống tại gia đình trồng mai là hướng đi mới mà chúng tôi cần phải thay đổi trong cách nghĩ, cách làm trồng mai, để phù hợp với mô hình du lịch cộng đồng.
“Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mai vàng An Nhơn, theo tôi việc tổ chức Lễ hội Mai vàng cần được tổ chức ở cấp tỉnh sẽ tạo sức lan tỏa sâu rộng hơn so với cấp thị xã tổ chức hằng năm”, anh Ngô Mạnh Tuân nói.
Tính đến nay, toàn thị xã An Nhơn có trên 145ha mai vàng, với hàng ngàn hộ trồng và trong số diện tích này, phát triển cũng như trồng nhiều nhất ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong. Năm 2012, sản phẩm “Mai vàng Nhơn An” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Những năm qua, trồng cây mai vàng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ gia đình trồng với số lượng lớn từ 5.000 - 10.000 cây mai, ước tính doanh thu từ 400 - 600 triệu đồng/năm, các hộ còn lại thu nhập từ 50 - 300 triệu đồng/năm. Nghề trồng mai đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Định, hàng năm tại làng nghề mai cảnh xã Nhơn An có khoảng hơn 4.000 lượt khách mua và xem mai cảnh vào dịp cuối năm và gần Tết nguyên đán. Khách du lịch chủ yếu theo chương trình kết hợp tham quan làng nghề và các điểm du lịch khác.
Ông Phan Long Hùng, Chủ tịch UBND xã Nhơn An chia sẻ: Phát triển du lịch làng nghề và các sản phẩm kèm theo của làng nghề sẽ đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các điểm đến tại các làng nghề mai cảnh Nhơn An thu hút du khách; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân làng nghề, góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Đồng thời, qua các hoạt động du lịch đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu những tinh hoa nghệ thuật, tôn vinh những giá trị văn hóa cây mai cảnh của xã Nhơn An, khẳng định và phát huy giá trị thương hiệu “Mai vàng An Nhơn”.
Nói về sự cần thiết xây dựng Đề án thí điểm phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề mai cảnh xã Nhơn An từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn cho biết: Thị xã An Nhơn là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay hoạt động du lịch tại các làng nghề ở An Nhơn nói chung và các làng nghề mai cảnh Nhơn An nói riêng còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp.
Để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch của các làng nghề, chúng tôi đã xây dựng Đề án phát triển du lịch tại các làng nghề của thị xã. Trên cơ sở điều kiện, khả năng thực tế và yêu cầu thực hiện, Đề án này chọn làng nghề mai cảnh Trung Định và một số làng nghề lân cận trên địa bàn xã Nhơn An để xây dựng thí điểm và triển khai thực hiện từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
相关文章
随便看看