Theướcchưaphaacutethiệntrườnghợpgămhagravengxăngdầsoi kèo bóng đá nữ mexico hôm nayo thống kê, toàn tỉnh Bình Phước hiện có 392 cơ sở kinh doanh xăng dầu. Từ kỳ điều chỉnh giá mới đây (3-10), Cục QLTT tỉnh nhận được nhiều cuộc gọi, tin báo từ người dân về việc các trạm xăng, dầu tạm ngưng bán do hết hàng, không bán xăng hoặc dầu. Cùng với đó, chủ các cơ sở kinh doanh xăng, dầu cũng chủ động báo về cục về việc cơ sở mình hết hàng.
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như kịp thời kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, Cục QLTT đã triển khai nhiều tổ công tác, thực hiện trực 24/24, tất cả các ngày trong tuần, tiếp nhận, xử lý tin báo từ người dân, doanh nghiệp. Qua kiểm tra, hầu hết các tin báo đều phản ánh đúng thực tế.
Đáng chú ý, tính đến 17 giờ ngày 10-10, lực lượng QLTT tỉnh ghi nhận có 65/293 trạm xăng, dầu thông báo hết mặt hàng xăng hoặc dầu. Cụ thể, có 28 trạm hết cả xăng và dầu; 33 trạm hết xăng, còn dầu và 4 trạm hết dầu còn xăng.
Đến 9 giờ sáng nay (11-10), có 84/293 trạm xăng, dầu hết mặt hàng xăng hoặc dầu. Cụ thể, có 41 trạm xăng dầu hết cả 2 mặt hàng xăng và dầu; 38 trạm hết xăng còn dầu và 5 trạm hết dầu, còn xăng.
Qua kiểm tra thực tế, đến nay Cục QLTT chưa ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu tích trữ hay găm hàng. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện, Cục QLTT sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Phước kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh xăng dầu
Bên cạnh đó, trước đó có một số người dân mua xăng, dầu tích trữ do sợ nguồn hàng khan hiếm, Cục QLTT khuyến cáo người dân không nên mua tích trữ mặt hàng xăng hoặc dầu trong nhà, tránh nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.
Liên quan đến tình trạng các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh khan hiếm nguồn cung xăng dầu, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cũng đã có buổi việc với các thương nhân trên địa bàn tỉnh.
Qua làm việc, Sở Công Thương ghi nhận các ý kiến của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối hoạt động trên địa bàn tỉnh đều cho rằng: Việc điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chưa đánh giá đúng các chi phí đầu vào trong tình hình hiện nay. Các doanh nghiệp đầu mối lỗ từ khi nhập hàng dẫn đến hạn chế cung cho thị trường, mức chiết khấu đến hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ được chia sẽ rất thấp, có thời điểm giao 0 đồng/lít, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ phải chịu lỗ chi phí vận chuyển, mặt bằng, điện, nhân công. Vì thế dẫn đến một số cửa hàng xăng dầu bán lẻ treo biển hết xăng dầu chờ nhập hàng hoặc bán với số lượng hạn chế do doanh nghiệp nhập ít hoặc không nhập (vì càng nhập càng lỗ).
Sở Công Thương đã kiến nghị, đề xuất liên Bộ Tài chính - Công Thương cần kịp thời điều chỉnh phụ phí, chi phí, giải quyết khó khăn và có mức chiết khấu, lợi nhuận dương (+) cho cả chuỗi cung ứng từ doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ; sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn
giá bán xăng dầu trong nước đảm bảo phù hợp với diễn biến giá cả thị trường hiện nay. Việc điều chỉnh giá xăng dầu vào kỳ điều chỉnh phải tính toán đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp.
Sở Công Thương đã kiến nghị Bộ Công Thương cần có chỉ đạo các thương nhân đầu mối nghiêm túc thực hiện việc phân phối xăng dầu đầy đủ, kịp thời đến các thương nhân phân phối, thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu nhằm ổn định hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên thị trường.
Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp hơn so với tình hình thực tế; có giải pháp tăng cường kiểm tra việc chủ động nguồn hàng dự trữ, phương án nhập khẩu (đối với các thương nhân đầu mối) để đảm bảo nguồn cung đầy đủ cho thị trường và cho các thương nhân phân phối.