Để nắm rõ những quy định khi quyên góp, kêu gọi đóng góp làm từ thiện, cá nhân phải hiểu và căn cứ theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP về điều kiện quyên góp, những hành vi bị nghiêm cấm cũng như các lưu ý về quản lý, phân phối…
Cụ thể, theo điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
Tiếp đó, theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, các hành vi bị nghiêm cấm với tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện như, gồm: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật, chiếm đoạt, phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
Một hành vi nữa bị nghiêm cấm là lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Lưu ý, khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục bão lũ thì cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú.
Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận và có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện nếu người đóng góp yêu cầu.
Đồng thời, cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận.
Về phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục bão lũ, Điều 18 Nghị định 93/2021/NĐ-CP nêu rõ:
- Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ.
- Chậm nhất trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với, hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.
Về quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục bão lũ được quy định tại Điều 19 Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Cụ thể, chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. (Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện).
Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
上一篇: Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
下一篇: Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
猜你喜欢
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Tối ngày 11/6, cả nước ghi nhận 63 ca mắc Covid
- Trân trọng tình cảm thiêng liêng giữa cha và con gái
- Cắt giảm các chứng chỉ phải gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- TPHCM hơn 3% bệnh nhân mắc Covid
- Có chủ tịch tỉnh than thở 'cứ lên bộ là rất sợ'
- Công bố quyết định nhân sự của Ban Bí thư
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em