Bà bảo,ẹgiàbậtkhócđauđớnvìtựtayxíchconnăsoi kèo saudi arabia đời bà khổ nhất là không biết vì sao các con trai cứ lần lượt bị bệnh tâm thần, không phá phách thì cũng lầm lì, cáu gắt, nói không nghe lời. Và khổ hơn nữa là phải tự tay xích các con lại, đứa lâu nhất đến nay cũng đã 16 năm ròng rã. Vì quá khổ nên dù mới 62 tuổi nhưng tóc bà Mai Thị Lợi (ở thôn 2 Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã bạc trắng cả đầu. Chúng tôi đến nhà bà vào buổi trưa nắng gắt, thấy nhà có khách, chưa kịp hỏi gì bà đã khóc tu tu như một đứa trẻ con.
“Sau khi ông nhà đi bộ đội về, vợ chồng tôi cưới rồi lần lượt sinh được 5 người con gồm 2 gái và 3 trai. Năm 1989 ông ấy lâm bệnh rồi qua đời, một mình tôi nuôi các con khôn lớn. Các con gái thì bình thường và đã có gia đình riêng, còn 3 con trai gồm Mai Văn Kiên (SN 1984), Mai Văn Cường (SN 1986) và Mai Văn Hùng (SN 1988) hiện đang ở với tôi, trong đó có 2 đứa bị bệnh tâm thần và đứa còn lại cũng không được khôn ngoan gì”, vừa kể bà vừa khóc. Thấy nhà đông người, lại thấy mẹ khóc, anh Kiên đang bị xích ở góc nhà vừa kéo dây xích, vừa cười hềnh hệch man dại, trên người không một mảnh vải che thân.
“Trong 3 đứa con trai thì Kiên bị nặng nhất, lúc nhỏ nó rất dại nên chỉ học đến lớp 2 là nghỉ. Càng lớn, bệnh tình càng trở nên trầm trọng, nó không nghe lời ai, toàn đi lang thang khắp nơi, phá phách, hò hét. Thỉnh thoảng còn đánh người nên năm 2003 tôi đành phải xích nó lại. Bây giờ có xích to còn đỡ, hồi xưa cái dây xích bé tí nên mỗi lần lên cơn nó lại bứt đứt rồi chạy ra ngoài, cả xóm phải hò nhau vây lại bắt nó về giúp tôi chứ không gặp ai nó cũng đánh”, bà kể tiếp. Trong góc nhà, bà nhờ người quây ít tấm ván lại để nhốt con. Tới bữa ăn chỉ dám đứng xa đưa cơm vào, thích thì anh ăn, không là ném văng tung tóe ra nhà, cái tô đựng cơm cũng móp méo không còn ra hình thù sau những lần bị ném.
“Có lần Kiên túm được tóc tôi, nó giật cho đứt cả nắm, còn giật tay tôi và đánh thâm tím mình mẩy thì xảy ra như cơm bữa”, bà cho biết. Bị xích 16 năm thì cũng đúng 16 năm nay anh không mặc áo quần, cứ đưa vào là anh xé tan tành. Mùa này còn đỡ, những ngày đông giá rét thấy con ngồi co ro nhưng đưa chăn màn gì vào anh cũng điên cuồng ngồi xé khiến bà đau như cắt từng khúc ruột. Anh Kiên cũng đi vệ sinh luôn tại chỗ, trước đây bà phải múc nước để dội, nay nhà có bơm nên mỗi ngày bà đều cầm vòi xịt, những lần như thế anh lại múa may hò hét điên dại. “Tôi đã quá khổ với thằng Kiên thì đến thằng Hùng cũng thế, nó phát bệnh từ lúc 4 tuổi. Cũng nói bậy bạ, đi lang thang khắp nơi, năm 2016 là năm nó bị nặng nhất. Năm đó tôi cũng phải xích nó gần 9 tháng trời”, bà cho hay.
Sau một thời gian, gia đình đưa được Hùng đi khám và uống thuốc nên tình trạng có đỡ hơn nên được tháo xích ra. Hiện nay anh vẫn duy trì việc uống thuốc mỗi ngày, cứ uống vào lại ngủ li bì nên đỡ phá phách, hò hét. Còn anh Cường, tình trạng đỡ hơn Kiên và Hùng, cũng có giúp được bà việc đồng áng nhưng thích thì làm, không thích thì thôi và chỉ cần bà nói nặng lời là phật ý, bỏ đi. Gia đình bà có 1 sào đất ruộng và 2 sào đất hoa màu, tuổi đã cao nhưng bà vẫn cố gắng làm thêm để mẹ con có gạo ăn. Trời nắng nhưng ngày hai buổi, bà cứ quần quật giữa đồng, đêm về lại mất ngủ vì anh Kiên nói lảm nhảm khiến bà muốn kiệt sức.
“Trước đây tôi còn đi bẻ măng về bán, nhưng giờ tuổi cao, lại bị thằng Kiên đánh nhiều lần nên không đi được nữa. Nhiều khi chỉ muốn chết đi, nhưng nhìn lại đám con điên điên dại dại, khóc cười ngây ngô tôi lại không đành lòng”, vừa nói, bà vừa nức nở, trên khuôn mặt già nua, mồ hôi, nước mắt trộn lẫn vào nhau mặn chát. Mặt trời chiếu ngọ, nắng xuyên qua mái ngói cũ hắt xuống nền nhà nóng rát, chúng tôi chào bà ra về. Vừa bước ra đã nghe tiếng xích va vào nhau loảng xoảng, tiếng anh Hùng ú ớ chào khách trước hiên nhà, ngoài góc sân, mấy bắp ngô khô cong nằm lăn lóc… Hải Sâm
Cậu bé có khối u trong tim cầu cứuCậu bé có dáng người mảnh khảnh, miệng cười để lộ má lúm đồng tiền rất duyên. Nhìn bé cười, chúng tôi càng cảm thấy xót xa. |