【ket qua champion league】Triển khai Gói hỗ trợ lần 2: Phải sát hơn với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính đã chia sẻ như vậy với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, nhìn lại việc triển khai một số gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân khó khăn vì dịch Covid-19 thời gian vừa qua, ông đánh giá như thế nào?
- Ông Đinh Trọng Thịnh:Có thể thấy, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2020, Chính phủ đã rất kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ về tài khóa, tín dụng, an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch. Sau nhiều tháng triển khai, các chính sách này đã cho thấy những tác dụng nhất định, giúp DN có thêm nguồn lực về tài chính để vượt qua khó khăn, chẳng hạn như các chính sách tài khóa về giãn, hoãn nộp thuế; miễn, giảm nhiều khoản phí, lệ phí, thuế; giảm tiền thuê đất…
Ông Đinh Trọng Thịnh |
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn có thể thấy, hiệu quả của việc triển khai các gói hỗ trợ vẫn chưa đạt so với kỳ vọng của DN, người dân. Ví dụ như đối với gói hỗ trợ tín dụng, khi DN muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn, như lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ…. Với các thủ tục nói trên, nhóm DN nhỏ và vừa - nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp cận chính sách nhất.
Hay như chính sách hỗ trợ DN vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động (NLĐ), thì thủ tục rất phức tạp và các điều kiện ngặt nghèo. Cụ thể, điều kiện để được vay lãi suất 0% là DN phải có từ 20% hoặc từ 30 NLĐ trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; DN phải trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ… Việc thiết kế chính sách như vậy khiến DN rất khó “chạm” được, chưa kể đến khía cạnh không khuyến khích DN duy trì việc làm cho NLĐ.
Hay chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ cũng cho thấy chưa có nhiều hiệu quả trong thực tế. Theo các số liệu báo cáo, tính đến khoảng cuối tháng 8/2020, chỉ có hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng lao động nhận được hỗ trợ, với tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng (chiếm 19%). Trong đó, nhóm được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là NLĐ tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được với gói hỗ trợ này… Đây là những bất cập, vướng mắc cần phải sớm được tháo gỡ.
* PV: Vậy ông có thể đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ đã ban hành?
- Ông Đinh Trọng Thịnh:Chính phủ, các cơ quan chức năng cũng nhận thấy một số bất cập, vướng mắc trong việc triển khai các gói hỗ trợ thời gian qua nên đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều kiện trong các gói hỗ trợ. Đơn cử, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Theo đó, đã nới lỏng hơn các điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% để DN vay trả lương cho NLĐ. Tôi cho rằng, đây là việc làm cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng có thể dễ dàng thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là quá trình triển khai thực hiện đòi hỏi các cơ quan thực thi chính sách phải sát sao, thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, thì chính sách mới được triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bởi thực tế việc triển khai một số gói hỗ trợ vừa qua đã cho thấy, đâu đó vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ theo cung cách “hành chính”, “quản lý”, chứ không đúng với tinh thần hỗ trợ tối đa cho DN, người dân trong bối cảnh họ đang gặp rất nhiều khó khăn chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay.
Hay như cần thiết kế lại quy trình, thủ tục thực thi chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ. Ví dụ, quy định yêu cầu xác nhận cả địa chỉ thường trú và tạm trú để NLĐ được hưởng hỗ trợ trực tiếp, là yếu tố cản trở rất lớn đến khả năng tiếp cận của NLĐ tự do trong khu vực phi chính thức, do nhóm đối tượng này thường là di dân… Những bất cập kiểu như thế này tôi cho là cần phải sớm thay đổi.
* PV: Hiện nay, Chính phủ đang xem xét, cân nhắc ban hành các chính sách hỗ trợ lần 2. Theo ông, quá trình triển khai gói hỗ trợ lần 2 cần phải chú trọng vào những vấn đề gì?
- Ông Đinh Trọng Thịnh:Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, trước hết, với những gói hỗ trợ đã ban hành mà tỷ lệ giải ngân còn thấp, thì cần phải đẩy nhanh việc giải ngân các gói hỗ trợ này cho hết, mở rộng thêm đối tượng được thụ hưởng, trước khi ban hành thêm các gói hỗ trợ tương tự. Bởi, khi gói hỗ trợ lần một còn chưa giải ngân hết thì việc đưa ra gói hỗ trợ tương tự tiếp theo sẽ không có nhiều ý nghĩa, đồng thời có khả năng gây thêm gánh nặng cho ngân sách.
Đối với những gói hỗ trợ đã, đang triển khai tốt, phát huy hiệu quả như gói hỗ trợ tài khóa với các chính sách về giãn, hoãn nộp thuế; miễn, giảm phí, lệ phí, thuế…, thì cần sớm ban hành thêm các chính sách nhằm “gia cố” các chính sách đang thực hiện, như kéo dài thêm thời gian thực hiện chính sách, hay rà soát xem có thể miễn, giảm thêm khoản phí, lệ phí nào thì thực hiện, nhằm hỗ trợ thêm cho DN.
Đặc biệt, khắc phục những bất cập đã được nhận diện từ thực tế triển khai gói hỗ trợ lần 1, việc triển khai gói hỗ trợ lần 2 cần được thực hiện theo hướng khẩn trương, minh bạch, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của DN, người dân… Đồng thời, cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính...
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
下一篇:Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
相关文章:
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Ông Trump khoe sức khỏe 'tuyệt vời' trong ngày sinh nhật Tổng thống Biden
- Những vụ buôn lậu điển hình do cơ quan Hải quan triệt phá trong năm 2022
- Tỷ giá hôm nay ( 2/11): USD trong nước ngược chiều thế giới
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- Sáng 8/3, Việt Nam triển khai những mũi tiêm vaccine ngừa COVID
- Việt Nam đã tiêm vaccine phòng COVID
- Rượu nhập lậu, rượu giả trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Huế đủ lượng máu dự phòng trong và sau Tết Nguyên đán
相关推荐:
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- Một gia đình ở Dải Gaza mất 3 thế hệ sau một cuộc không kích
- Video binh sĩ Israel đột kích nơi Hamas chế tạo UAV trong thành phố Gaza
- Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo kết quả gói tín dụng nhà ở xã hội
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- Đến sáng 10/2, Việt Nam có 1 ca mắc mới COVID
- Đại học Huế yêu cầu nắm bắt tình hình đi lại của cán bộ, sinh viên
- Bộ Công an truy nã 7 bị can trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
- Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- Gần 500 công dân cách ly tập trung
- First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD