TheíđiểmhoànthuếđiệntửHồsơđượcgiảiquyếtnhanhchóngvàcôkết quả cúp c2 đêm nayo đó, doanh nghiệp (DN) được hoàn thuế có thể không cần gặp trực tiếp cơ quan thuế, có thể theo dõi tiến độ việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Không cần gặp trực tiếp cơ quan thuế Theo thông tin từ bà Hải, trong tháng 11/2016, Tổng cục Thuế sẽ tiến hành thí điểm hoàn thuế điện tử tại 5 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước là: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương. Sở dĩ Tổng cục Thuế chọn 5 địa phương này là vì đây là những tỉnh có số DN hoàn thuế lớn nhất cả nước, tập trung nhiều DN xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, có dự án đầu tư mới phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Về phía DN có hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) thích ứng với hệ thống CNTT của cơ quan thuế, đi đầu trong chương trình khai thuế và nộp thuế điện tử. “Trước mắt, chúng tôi đang hướng dẫn tuyên truyền, xây dựng phương án tập huấn về hoàn thuế điện tử cho DN”, bà Hải cho biết. Như vậy, với việc triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử, thì DN không cần gặp trực tiếp cơ quan thuế cũng có thể được hoàn thuế. Tuy nhiên, theo bà Hải, điều này phụ thuộc vào cả hai phía (cơ quan thuế và DN). “Trường hợp hồ sơ kê khai của người nộp thuế (NNT) gửi qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã đúng, DN thuộc diện tuân thủ tốt pháp luật về thuế, thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì sẽ không cần thiết phải đến cơ quan thuế. Với trường hợp này, trong 6 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ xử lý hồ sơ, ban hành quyết định hoàn gửi cho DN qua cổng thông tin điện tử”, bà Hải nói. Trường hợp hồ sơ của NNT ngay từ khi kê khai đã không đúng, hồ sơ đề nghị hoàn gửi đến cơ quan thuế có vấn đề, cơ quan thuế phải xuống trực tiếp DN. Vì vậy, việc NNT và cơ quan thuế có tiếp xúc trực tiếp hay không thì phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của NNT. Cũng theo thông tin từ đại diện Tổng cục Thuế, trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, cơ quan thuế vẫn yêu cầu DN phải gửi hồ sơ qua đường hành chính để NNT cảm thấy yên tâm, mặc dù quyết định hoàn gửi qua cổng thông tin điện tử đã có chữ ký số của cơ quan thuế. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế Trao đổi với báo chí về những quy định mới trong việc giải quyết hoàn thuế cho DN, ông Đào Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế cho biết, theo Thông tư 99/2016/TT-BTC, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, yêu cầu về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin vi phạm của NNT cho cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định. “Theo Thông tư 99, trường hợp qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện NNT mua hàng hóa, dịch vụ của NNT khác (bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ) có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế phải bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ; hoặc đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung kế hoạch và thực hiện kiểm tra, thanh tra hoặc cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ để có căn cứ giải quyết hoàn thuế”, ông Sơn nói. Cũng theo ông Sơn, trường hợp NNT có giao dịch thanh toán liên quan đến tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ theo danh sách cảnh báo của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; hoặc qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện NNT có chứng từ thanh toán qua ngân hàng có nội dung chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì cơ quan thuế được yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp để có căn cứ giải quyết hoàn thuế GTGT. Trường hợp qua kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện NNT có dấu hiệu bỏ trốn, gian lận thuế và có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự. Theo đại diện Tổng cục Thuế, với quy định mới của Thông tư 99, thời gian giải quyết hoàn thuế cho DN sẽ được rút ngắn, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoàn đúng đối tượng, hạn chế tối đa việc gian lận, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước./.
Nhật Minh |