88Point88Point

【soi kèo lyon vs monaco】Đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ: Vẫn nhiều tranh cãi

de xuat tang thoi gian lam them gio van nhieu tranh cai

Đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ vẫn nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Ảnh: Kim Thoa

Đề xuất này nhận được nhiều đồng tình của giới DN,ĐềxuấttăngthờigianlàmthêmgiờVẫnnhiềutranhcãsoi kèo lyon vs monaco cho rằng đó là điều kiện để DN tăng năng xuất, sản lượng. Song bên cạnh đó vẫn nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại.

Doanh nghiệp mừng

Hiện nay pháp luật lao động quy định, số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm; trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định được làm thêm không quá 300 giờ/năm. Nếu Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2012 được thông qua, thời gian làm thêm giờ tối đa của người lao động là 600 giờ/năm.

Nói về đề xuất này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực, số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp (ví dụ, Campuchia, Philippines không khống chế số giờ làm thêm tối đa, Indonesia 56 giờ/tháng; Singapore 72 giờ/tháng; Thái Lan 36 giờ/tuần; Malaysia 104 giờ/tháng; Lào 45 giờ/tháng…). Như vậy đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ của Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cũng theo ông Lộc, thời gian qua nhiều DN than thở rất nhiều vì nhiều đơn hàng XK bị lỡ do không thể huy động được lao động vì số giờ làm thêm đã vượt trần, do vậy quy định này có thể được xem như “cởi trói” cho một số DN thường xuyên phải sản xuất các đơn hàng theo thời vụ, mùa vụ.

Đồng tình với đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ, ông Đinh Việt Thanh, Phó trưởng Phòng Tổ chức hành chính, Tổng công ty May 10 chia sẻ, với đặc trưng lao động trong ngành Dệt may thường phải sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác, có những đơn đặt hàng yêu cầu thời hạn rất ngắn, do vậy trong một khoảng thời gian nhất định, DN phải tập trung cao nhất, huy động mọi nguồn lực, chuyện công nhân phải tăng ca để để hoàn thành tiến độ là việc không hiếm. Tuy nhiên hiện nay DN vẫn phải thực hiện quy định làm thêm giờ như quy định là không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt mới được phép 300 giờ/ năm ảnh hưởng không nhỏ tới đến tiến độ sản xuất của DN.

Cũng theo ông Thanh, thời gian qua, nhiều người lao động cũng muốn trình bày mong muốn với DN, xin được làm thêm giờ để tăng thu nhập, song DN không thể đáp ứng vì nếu người lao động làm thêm vượt trần, đến khi cơ quan kiểm toán tiến hành thanh, kiểm tra DN đương nhiên bị cho là làm trái quy định. “Khi DN cũng cần người lao động để hoàn thành tiến độ sản xuất, người lao động cũng có nhu cầu làm việc, tăng thu nhập mà không được đáp ứng là chưa thực sự phù hợp”, ông Đinh Việt Thanh nói.

Còn theo ý kiến của bà Đào thị Thu Huyền, Chánh Văn phòng cấp cao (Văn phòng Tổng giám đốc), Công ty Canon Việt Nam, làm thêm giờ có những thời điểm được coi là yếu tố sống còn của DN, bởi nó quyết định năng lực cạnh tranh của các DN với nhau. Sở dĩ như vậy là vì, có thể cùng một đơn hàng, một DN ở quốc gia khác hoàn thành nhanh hơn một DN ở Việt Nam, đương nhiên nhà đầu tư sẽ chọn DN hoàn thành đúng tiến độ.

Còn đó những băn khoăn

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, khi xem xét đề xuất tăng giờ làm thêm phải xem xét nhiều yếu tố. Đầu tiên là chính sách việc làm. Hiện nay theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang có hàng trăm ngàn thanh niên Việt thất nghiệp, nếu bây giờ lại cho phép thời gian làm thêm giờ tăng cao như vậy, DN có tâm lý không chịu tuyển dụng lao động mới mà ép người lao động tăng ca tối đa, dẫn đến tình trạng số lao động đang thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp.

Ông Quảng nói: Tăng thời gian làm thêm giờ không phải là một giải pháp dài hạn để tăng cường sản xuất. Thời gian làm việc dài trong một tuần (hơn 48 giờ/tuần) thường đi kèm tình trạng mệt mỏi, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, làm thêm giờ quá cao cũng kiến gia tăng sự nhầm lẫn khi làm việc và tai nạn lao động rình rập. Ngoài ra, thời gian làm việc dài trong 1 tuần (hơn 48 giờ/tuần) cũng đi kèm với tình trạng mất cân bằng cuộc sống, công việc và làm tăng mâu thuẫn cuộc sống, công việc.

Ngoài ra theo quan điểm của ông Lê Đình Quảng, nhiều ý kiến cho rằng hiện thời gian làm thêm giờ của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là chưa chính sách. Có thể quy định trần giờ làm thêm ở nước ta còn thấp hơn, nhưng thực tế quỹ thời gian làm việc tối đa của người lao động lại hơn so với một số nước trong khu vực.

Phân tích về điều này, ông Quảng viện dẫn: Hiện các DN ở Indonesia được phép huy động người lao động làm thêm tới 728 giờ/năm. Nhưng họ chỉ làm việc 40 giờ/tuần. Cộng cả thời gian làm việc tối đa và làm thêm tối đa thì quỹ thời gian làm việc của người lao động là 2.608 giờ/năm; ở Hàn Quốc, quy định giờ làm thêm là 624 giờ/năm, giờ làm việc 40 giờ/tuần... Còn ở Việt Nam, giới hạn trần giờ làm thêm tối đa là 300 giờ/năm, nhưng phần lớn người lao động làm việc 48 giờ/tuần, cộng cả thời gian làm việc với thời gian làm thêm được phép tối đa thì quỹ thời gian làm việc lên tới 2.620 giờ/năm. Như vậy, có thể nói thực chất, quỹ thời gian làm việc của lao động vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Vậy nên theo ông Quảng, nếu lại tăng cao giới hạn thời gian làm thêm giờ thì cũng đồng nghĩa với việc tăng quỹ thời gian làm việc tối đa của người lao động, như thế là đi ngược lại xu thế của đất nước và thế giới.

Song để giải quyết những khó khăn thực tế của một số DN khi có những chu kỳ sản xuất đột xuất (chủ yếu là ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản), Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất, có thể nghiên cứu bỏ giới hạn làm thêm giờ trong tháng. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định lương làm thêm giờ phải được tính lũy tiến theo số giờ làm thêm. Chẳng hạn khi người lao động làm thêm giờ vào ngày thường và đến 30 giờ trong tháng được trả ít nhất 150%; từ trên 30 giờ trong tháng trở lên được trả ít nhất 200%. Có như vậy mới buộc được các DN phải tính toán trước khi huy động lao động làm thêm giờ.

“Mấu chốt vấn đề không phải là việc tìm mọi cách tăng thời gian làm thêm giờ mà các DN, các cơ quan quản lý cần có biện pháp để dần cải thiện, nâng tiền lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu cho người lao động. Bên cạnh đó nếu có thay đổi về thời gian làm thêm giờ nên tiến hành từ từ, có bước đệm, lộ trình, không thể nói tăng là tăng gấp 3 lần như đề xuất như vậy sẽ gây ra sự xáo trộn, lo ngại trong dư luận và người lao động”, ông Lê Đình Quảng nói.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thời giờ làm thêm phải tính toán làm sao để đảm bảo sức khỏe cho người lao động bởi tố chất thể lực của người Việt không cao, bữa ăn cho người lao động còn khá khiêm tốn. Theo khảo sát của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, bữa ăn của công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay có giá trị dinh dưỡng thấp, cá biệt có bữa cơm trị giá khoảng 8.000- 10.000 đồng, cộng thêm môi trường làm việc lại chưa phải là tốt.

"Nếu phải làm thêm quá nhiều cộng với những vấn đề về dinh dưỡng, môi trường nêu trên, rất có thể sức khỏe lao động, đặc biệt là lao động nữ sẽ suy kiệt. Vì thế phải cân nhắc, cân đối để đưa ra mức nào đó để vừa giải quyết được những khó khăn của DN nhưng vừa đảm bảo được quyền lợi cũng như sức khỏe của lao động”, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

赞(418)
未经允许不得转载:>88Point » 【soi kèo lyon vs monaco】Đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ: Vẫn nhiều tranh cãi