TheìnhhìnhBiểnĐôngngàySauđườngbăngquânsựTrungQuốcsẽlàmgìởbiểnĐôsố dự đoán hôm nayo những thông tin gần đây trên báo chí, Trung Quốc vừa hoàn thành quá trình nâng cấp phi pháp một sân bay tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hãng thông tấn Tân Hoa tuần trước cũng công bố hình ảnh đường băng quân sự dài 2.000 mét. Trước tình hình này, tờ Bloomberg (Mỹ) nhận xét, hành động khiêu khích này của Trung Quốc trên Biển Đông có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan trong tranh chấp tại khu vực.
Trước tình hình này, chuyên gia Collin Koh (trường S. R Rajaratnam thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore) nhận định, “đường băng quân sự ở Hoàng Sa có ý nghĩa rất đáng kể đối với Trung Quốc" trong việc hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, nhưng “Việt Nam sẽ không để chuyện này trôi đi dễ dàng”.
Tình hình Biển Đông ngày 15/10: Việc xây dựng đảo nhân tạo và đường băng được Trung Quốc công khai thực hiện. Ảnh minh họa
Thêm vào đó, chuyên gia Koh cho rằng, những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Việt Nam quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đặt trong vùng biển của Việt Nam hồi đầu năm nay cho thấy những điểm yếu trong lực lượng tuần duyên của Trung Quốc. Việc Malaysia đề nghị tiếp nhận các máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ lại càng khiến Trung Quốc cảm thấy “khó chịu”.
Vì lý do trên, Bắc Kinh âm mưu thiết lập các tiền đồn trên đảo Phú Lâm để biến nơi đây thành đầu não chỉ huy và giám sát một mạng lưới quân sự. Theo lời chuyên gia Koh, "vấn đề không chỉ là độ dài của đường băng" mà "sẽ còn có các nhà chứa cho máy bay cỡ nhỏ, như là chiến đấu cơ, và các hầm ngầm kiên cố cho nhiên liệu và khí tài nữa".
Bàn về điều này, Lý Kiệt, chuyên gia hải quân Bắc Kinh, sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu, tin rằng đường băng sẽ mở lối để Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, như những gì nước này đã thực hiện trên biển Hoa Đông khiến nhiều quốc gia trong khu vực giận dữ. Ngoài ra, ông Lý nhấn mạnh sân bay cũng được thiết kế để trở thành kho cung ứng cho các hạm đội hải quân Trung Quốc và hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì các tuyến du lịch mà nước này tự ý mở ra tại quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, giới học giả Trung Quốc còn biện bạch những diễn tiến mới ở đảo Phú Lâm cũng nhằm "cảnh báo Mỹ rằng Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ để đón tiếp trong trường hợp Washington cùng Hà Nội đối phó Bắc Kinh".
Tình hình Biển Đông ngày 15/10: Đường băng ở Hoàng Sa là bước tiếp theo trong âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Đánh giá về đường băng và các công trình ở Phú Lâm, Alexander Vuving, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hawaii, có cách nhìn khác, cho rằng Trung Quốc đang chơi một canh bạc.
"Trung Quốc muốn gửi đi thông điệp thể hiện quyết tâm duy trì cái mà nước này gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ tới tất cả các quốc gia trên thế giới", rằng họ "đang củng cố vị thế" bằng các công trình như thế này, ông Vuving nói. "Bắc Kinh tính toán rằng mối liên kết về ý thức hệ và kinh tế sẽ giúp họ giữ được Hà Nội trong tầm ảnh hưởng". Tuy nhiên Vuving cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang đa phương hóa quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Vì thế, Trung Quốc có thể đang chơi "một canh bạc kém", ông bình luận.
Đại diện cho các học giả và chuyên gia Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng việc xây dựng đường băng ở đảo Phú Lâm được coi là biểu tượng cho tư tưởng bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước phân tích: “Từ Gạc Ma vào TP HCM chỉ 800 km, đường bay từ đảo Gạc Ma, Phú Lâm, Chữ Thập có thể khống chế các khu vực phòng thủ của mình. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Sau động thái xây dựng sân bay nhân tạo ở Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay nhân tạo tại đảo Chữ Thập. Đây thực sự sẽ là mối lo ngại của hệ thống phòng thủ quốc phòng của Việt Nam”.
Lý giải lo ngại này, Tướng Thước cho rằng: “Nó sẽ thành một cụm từ Gạc Ma, Phú Lâm, đảo Chữ Thập, từ đây Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 mà không phải tiếp dầu ở trên không”.
Đồng quan điển đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng – Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cũng khẳng định, hoạt động xây dựng đường băng, đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đã thể hiện rõ sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, là nhằm mục tiêu quân sự, đặt nền móng để nước này thực hiện hóa “Giấc mơ Trung Hoa”.
Tình hình Biển Đông ngày 15/10: Việt Nam cần sớm kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ảnh minh họa
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, việc Trung Quốc tuyên bố có ý định cải tạo bãi đá ngầm này để phục vụ đời sống nhân dân là vô lý vì đây là những đảo mới, đang xây dựng thì không thể có các hoạt động dân sự. Theo các ảnh vệ tinh chụp được, cho thấy việc xây dựng trên các bãi đá này rất quy mô bao gồm các hoạt động hút cát, đắp đá và hiện nay cũng đã hình thành một đảo nổi. “Âm mưu của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Mục đích chính vẫn là nhằm mục đích quân sự", ông Rinh nhận định.
Tướng Thước nhấn mạnh Việt Nam cần phải đấu tranh quyết liệt hơn, cần phải hoàn thiện hồ sơ sớm để kiện lên tòa án quốc tế. "Việt Nam phải tính toán kỹ từng bước đi. Nếu chính trị ngoại giao không được thì giải pháp cuối cùng là phải kiện. Nhưng đã kiện là phải thắng. Việt Nam cần huy động các nhà làm luật vào nghiên cứu và hoàn chỉnh hồ sơ kiện, không để việc Trung Quốc chiếm đảo, xây đường băng thành chuyện đã rồi!", Tướng Thước nhận xét.
Thượng Tướng Nguyễn Văn Rinh cũng cho rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Vì vậy, hiện nay Việt Nam cần kiên trì, liên tục đấu tranh để bảo về quyền lợi của đất nước trong đó không loại trừ việc hoàn thiện hồ sơ để kiện Trung Quốc.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Đời Sống Pháp Luật, Báo Đất Việt)
Tình hình Biển Đông ngày 10/10: Trung Quốc rất có thể sẽ hoàn toàn kiểm soát biển Đông trước năm 2020