Tập đoàn công nghệ Foxconn đang tiến hành những bước cuối cùng trong thương lượng để thu mua tập đoàn Sharp. Thỏa thuận có thể trị giá tới 500 triệu yên (khoảng 11 nghìn tỷ VND). Một khi đạt được thỏa thuận,ìnlạichặngđườnghơnthếkỷcủatậpđoàkết quả trận đấu giữa cơ sở lắp ráp tại Đài Loan của Apple dành cho iPhone và iPad sẽ nắm quyền điều hành Sharp, tập đoàn đã thành lập và phát triển được 104 năm, đóng vai trò quan trọng trong việc chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh.
Cùng nhìn lại lịch sử trải dài hơn 1 thế kỷ của Sharp trước và trong thương vụ mua bán đình đám này:
Năm 1912, người sáng lập nên Sharp là một công nhân luyện kim có tên Tokuji Hayakawa, người đã sáng chế ra một loại khóa thắt lưng mà không cần đục lỗ ở thân dây. Sau đó, Tokuji phát triển bút máy và sau này công ty cũng được đặt tên từ phát minh này.
Trận động đất Kanto năm 1923 đã phát hủy nhiều nơi ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Getty Images
Năm 1923: Trận động đất khủng khiếp phá hủy nhà máy của Sharp tại Tokyo, vợ và con của Hayakawa cũng chết trong thảm họa này. Những người cho vay đòi lại tiền, Hayakawa mất phần lớn Sharp Pencil vào tay các chủ nợ. Hayakawa sau đó xây dựng lại việc kinh doanh ở Osaka và bắt đầu kinh doanh máy thu thanh.
Năm 1949: Sharp nắm giữ vị trí đứng đầu trên sàn chứng khoán Osaka, sau đó là sàn chứng khoán Tokyo vào năm 1956.
Năm 1951: Sau khi xây dựng doanh nghiệp máy thu thanh thành công bất chấp Chiến tranh thế giới II, Sharp mở rộng sang lĩnh vực truyền hình với mảng RCA (phương pháp phân tích nguyên nhân gốc) để cấp phép cho công nghệ sản xuất của Mỹ.
Năm 1980: Hayakawa qua đời ở tuổi 86 tuổi. Khi đó Sharp đã là một nhà sản xuất lớn về radio, TV, lò vi sóng, lò nướng, máy tính và các sản phẩm điện tử khác.
Năm 2000: Sau khi thành công trong phát triển màn hình phẳng, Sharp đi tiên phong phát triển điện thoại di động tích hợp máy ảnh kỹ thuật số.
Từ tháng 2 - 8/ 2012: Sharp gây ngạc nhiên trên thị trường do vấp phải thua lỗ thay vì thu lợi nhuận từ năm tài khóa trước, khi lợi nhuận giảm trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu. Sau đó, Sharp đồng ý bán 9,9% cổ phiếu cho Foxconn.
Viễn cảnh thua lỗ còn khủng khiếp hơn vào năm sau đó, tập đoàn Foxconn tìm cách đàm phán lại thỏa thuận. Chỉ trong vòng 2 tháng, Sharp đã chuyển 100 triệu yên (tương đương khoảng gần 20 tỷ VND) và đảm bảo 360 triệu yên (tương đương với 70 tỷ VN) vốn từ Ngân hàng hợp tác Mizuho và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ.
Các nhà sản xuất thiết bị điện tử dự đoán Sharp có thể thua lỗ đến 5,6 triệu đô la (tương đương khoảng 1.240 tỷ VND) và lo ngại về khả năng tồn tại của tập đoàn. Tập đoàn Qualcomm đồng ý mua lại 2,6% cổ phần của Sharp tương đương với 9,9 tỷ yên như một phần của đối tác phát triển quảng cáo.
Năm 2013: Tháng 3, Sharp đồng ý bán 3 % cổ phiếu của công ty Samsung Electronics. Thời hạn thỏa thuận đã mất hiệu lực, mặc dù cả hai bên cam kết rằng họ sẽ tiếp tục đàm phán.
Năm 2014: Chủ tịch Foxconn Terry Gou phát biểu trên tạp chí Toyo Keizai rằng ông đã "dùng mánh" trong cuộc đàm phán với Sharp về đầu tư.
Năm 2015: Sharp bắt đầu lại cuộc đàm phán với các công ty khác, theo đó, Sharp cân nhắc việc bán việc kinh doanh màn hình tinh thể lỏng. Tiếp đó, Sharp kêu gọi khoản đầu tư từ Quỹ đầu tư quốc doanh Nhật Bản (INCJ) vào một công ty con sẽ tiếp quản kinh doanh màn hình LCD nhỏ được sử dụng trong điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Chủ tịch FoxconnTerry Gou trong buổi trao đổi với truyền thông tại trụ sở Sharp, Osaka. Ảnh: Getty Images
Năm 2016: Trong tháng 1/2016, CEO Terry Gou của Foxconn đã thanh toán với các ngân hàng của Sharp và các quan chức từ chính phủ Nhật Bản để mua lại cổ phần của công ty. Cuối tháng đó, Gou đã đưa ra giá hơn 600 tỷ yên để mua lại Sharp.
Tháng 2/2016, Ủy ban phân chia Sharp đã họp để quyết định số phận của công ty. Sharp thương lượng với Foxconn và INCJ, với mục tiêu đạt được một thỏa thuận vào cuối tháng. Ngày 5/2, Gou dành một ngày tại trụ sở của Sharp và nói sau cuộc họp, Gou phát biểu: "Chúng tôi có 90 %". Sau đó INCJ còn cho biết lời đề nghị là ưu đãi.
Ngày 25/2/2016: Sharp tuyên bố Foxconn là kẻ chiến thắng và thông báo kế hoạch bán cổ phiếu mới, trong một động thái mà sẽ trao phần lớn quyền kiểm soát cho các công ty Đài Loan. Vài giờ sau đó, Gou trì hoãn ký kết thỏa thuận cuối cùng. Gou cho biết Foxconn đã nghiên cứu về khoản nợ của Sharp và cho rằng con số này có thể vượt quá 300 tỷ yên trong một số trường hợp nhất định.
Tháng 3/2016: Foxconn đẩy mạnh một thỏa thuận mới, trong đó Foxconn sẽ trả 389 tỷ yên cho Sharp và 100 tỷ yên cho cổ phiếu ưu đãi thuộc sở hữu của các ngân hàng, dù thanh toán có thể bị trì hoãn. Cuộc họp Hội đồng quản trị có thể sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Cảnh Nguyễn
Tin tức thị trường trong ngày 30/3: Xoài keo Campuchia ‘gây sốt’, dân buôn trúng đậm