Bài 1: Áp lực từ bên ngoài dịu dần,ậndiệncácyếutốtácđộnglãisuấttrongtươkết quả thuy si những yếu tố bất lợi vẫn khó lường Các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đều đặt ra nhiệm vụ giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn liên tục xuất hiện từ bên ngoài do năm 2022, lãi suất chịu sức ép lớn từ thị trường quốc tế khi tình hình lạm phát diễn ra căng thẳng tại nhiều nơi trên thế giới. Xu hướng chung thế giới là tăng lãi suất, khiến Việt Nam vẫn đối mặt với gian nan để có thể "lội ngược dòng" đi ngược xu hướng. Sức ép bên ngoài dịu dầnHiện nay, áp lực bên ngoài đã dịu dần, nhưng diễn biến vẫn còn khó lường do xu hướng tăng lãi suất còn chưa dừng hẳn và có thể tái xuất hiện trở lại nếu giá xăng dầu tăng. Một trong những yếu tố gây áp lực dai dẳng diễn ra suốt từ đầu năm 2022 vẫn là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên tục kéo theo xu hướng tăng lãi suất trên nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
Trong lần tăng lãi suất gần đây nhất, FED chỉ nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên biên độ 4,5% - 4,75%. Đây tuy là mức lãi suất cao nhất kể từ tháng 10/2007, nhưng biên độ tăng lãi suất của FED đã giảm hơn nhiều so với các lần tăng trước đó. Cụ thể, lần tăng lãi suất vào tháng 12/2022 có mức tăng là 0,5 điểm phần trăm và trước đó là 4 lần tăng lãi suất liên tục với mức tăng mỗi lần là 0,75 điểm phần trăm. Ngoài ra, các chuyên gia trong nước nhận định việc FED tăng lãi suất lần này đã nằm trong dự tính, ngay cả mức tăng rất thấp này cũng đã được dự báo trước nên không quá lo ngại. Do vậy, những tác động tiêu cực từ lần tăng lãi suất hồi đầu tháng 2/2022 đối với thị trường tiền tệ trong nước gần như không đáng kể. Trong bối cảnh này, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, có thể sự chú ý của thị trường trong nửa cuối năm 2023 sẽ tập trung vào khả năng nới lỏng chính sách của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, cũng như mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ và EU. Một trong những khả năng có thể xảy ra là một cuộc suy thoái nhẹ, nhưng việc này cũng chính là yếu tố vừa đủ để các ngân hàng trung ương đảo ngược chính sách so với trước (nới lỏng chính sách tiền tệ hơn), trong khi không gây tổn thất quá lớn đến kinh tế toàn cầu. Vẫn còn những tín hiệu khó lườngThời điểm cuối năm 2022 và trong tháng 1/2023, giới tài chính kỳ vọng FED có thể sẽ chỉ tăng lãi suất khoảng 2 lần trong năm 2023 với biên độ nhẹ và kết thúc vào khoảng quý III/2023. Tuy nhiên, một số tín hiệu gần đây cho thấy, có thể có những dự đoán kém tích cực hơn với khả năng các đợt tăng lãi suất của FED thậm chí còn kéo dài hơn so với dự đoán trước đó. Dự đoán về việc FED có thể thay đổi lộ trình điều chỉnh lãi suất đang được phản ánh trong các giao dịch quyền chọn lãi suất. Trong một số ngày gần đây, nhà đầu tư đang đặt các giao dịch mạnh tay về việc lãi suất của Mỹ có thể sẽ còn tăng, thậm chí có thể lên tới 6%. Tuy nhiên đó chỉ là một tín hiệu đơn lẻ, chưa thể hiện được những diễn biến rõ ràng, theo đó, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi các số liệu mới về lạm phát để khẳng định được những diễn biến rõ ràng hơn. Hiện nay, một trong những diễn biến có thể sẽ tác động tiêu cực tới nỗ lực kiểm soát lạm phát của các nền kinh tế là giá dầu đang có những dấu hiệu tăng trở lại vào đầu tháng 2/2023.
Trong khi đó, với góc nhìn từ Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm thận trọng khi nhìn nhận về các diễn biến phức tạp của thị trường tài chính quốc tế. Từ thời điểm cuối tháng 12/2022, ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa dự báo thậm chí FED có thể sẽ còn tăng lãi trong cả năm 2023 và kéo dài cuối 2024 mới giảm lãi suất. Với góc nhìn này, ông Quang cho biết, mặt bằng lãi cao trên thị trường tài chính quốc tế sẽ tiếp tục duy trì, tác động lên xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên toàn cầu. "Với những yếu tố hiện tại, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là không chủ quan với lạm phát, mục tiêu xuyên suốt là duy trì sự ổn định đồng tiền, an toàn lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng" - ông Quang trao đổi thêm. |