【uzbekistan cup】Chứng khoán 6/2: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường

  发布时间:2025-01-25 21:49:11   作者:玩站小弟   我要评论
Nhà đầu tư trong nước tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với khối ngoại, khi bỏ nhiều tiền hơn vào thị trườ uzbekistan cup。

chung khoan 6.2

Nhà đầu tư trong nước tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với khối ngoại,ứngkhoánDòngtiềncuồncuộnchảyvàothịtrườuzbekistan cup khi bỏ nhiều tiền hơn vào thị trường ngay trong phiên đầu năm.

FLC và PVX gây sốc

Top 5 giao dịch NĐTNN

Mã CK

KL mua ròng

GT mua ròng
(tỉ đồng)

DIG

609,410

8,4

DXG

435,040

5,7

STB

198,590

4,1

GMD

99,260

3,5

KDC

47,740

2,9

Mã CK

KL bán ròng

GT bán ròng
(tỉ đồng)

HAG

1,159,270

25,6

DPM

485,960

21,6

PVD

282,310

19,7

VCB

557,120

15,6

HPG

153,910

7

Ngày giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ (27/1), FLC đã được xác định ngày chốt giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm. Theo đó, 14/2 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền và 18/2 là ngày đăng ký cuối cùng. Giá phát hành của FLC là 10.000 đồng, tỷ lệ 1:1.

Dễ dàng nhận thấy là nếu giá cổ phiếu trên sàn giao dịch dưới mức 10.000 đồng thì đây không còn là quyền nữa, mà là “nợ”: Cổ đông từ chối mua thì đau xót khi tỉ lệ bị pha loãng, mà nếu đóng tiền mua thì thà mua trên sàn còn đỡ bị đọng tiền khi cổ phiếu còn lâu mới về tài khoản.

Để phát hành thành công thì điều kiện quan trọng là giá trên sàn phải ít nhất là bằng, tốt hơn là cao hơn giá phát hành 10.000 đồng. Trường hợp xấu xảy ra thì FLC phải gom cổ phiếu bị từ chối quyền mua của cổ đông để tìm người phân phối tiếp, cũng với giá tối thiểu là 10.000 đồng.

Ngày then chốt trong đợt phát hành này sẽ là 18/2 vì đến ngày này, cổ đông sẽ đăng ký có thực hiện quyền hay không.

FLC hôm nay bắt đầu hành trình tăng giá với mức giao dịch khá mạnh, khớp trên 5,23 triệu cổ phiếu và giá tăng kịch trần. Nhà đầu tư đã bỏ vào FLC hôm nay hơn 49,4 tỷ đồng. Sức mua ở cổ phiếu này rất tốt, khối lượng dư mua trần và các mức giá thấp hơn lên tới hàng trăm ngàn cổ phiếu. FLC đang được “bảo kê” và khả năng vượt mệnh giá là khá dễ dàng. Chốt phiên hôm nay giá đã là 9.500 đồng.

Chỉ cần một phiên tăng trần nữa FLC sẽ vượt mức 10.000 đồng. Tuy nhiên để cho chắc chắn, có thể FLC sẽ còn tăng giá cao hơn nữa vì chênh lệch giữa giá phát hành và giá trên sàn càng lớn thì khả năng phát hành thành công càng cao theo logic: những cổ đông mua 10.000 đồng sẽ được hưởng lợi.

FLC còn dư địa 7 phiên giao dịch nữa trước khi kết thúc thời hạn đăng ký. Khả năng tăng giá đến đâu sẽ phụ thuộc vào lực mua, nhưng khả năng vượt 10.000 đồng là rất hiện thực. Quan trọng là nếu tăng cao quá mức, FLC sẽ gặp áp lực bán ra của những nhà đầu cơ ngắn hạn, hoặc những cổ đông dài hạn “chơi” theo chiến thuật bán trước mua lại sau mà vẫn đảm bảo tỉ lệ nắm giữ.

Nhìn vào cơ hội ở FLC, rất dễ nhận thấy rằng nếu đầu cơ trong thời gian được đẩy giá cho mục tiêu phát hành thêm, nhà đầu cơ cũng có thể kiếm lợi. Đối với người đang nắm giữ FLC, nếu không muốn tăng tỉ lệ sở hữu, có thể đợi giá tăng cao đến sát ngày chốt quyền sẽ bán ra, chờ đợi giá giảm xuống để mua lại đúng khối lượng đã bán, hoặc bán đi đúng khối lượng đang có sau khi đã chốt quyền vì lượng cổ phiếu sẽ nhận được đúng bằng khối lượng hiện có.

Một cổ phiếu khác tiếp tục gây sốc trong phiên giao dịch đầu xuân, là PVX. PVX đón tết với niềm vui khó tả khi thoát khỏi án hủy niêm yết ngoạn mục vào cuối tháng 1. Đây là cơ hội vàng cho các lực lượng đầu cơ đánh lên với cổ phiếu này. Nếu như đợt điều chỉnh hơn 20% trong tháng 1 xuất phát từ lo ngại PVX tung ra kết quả kinh doanh lỗ năm 2013 nữa là “bay” khỏi sàn, thì khi PVX trụ lại sàn, điều ngược lại có thể xảy ra.

Hôm nay PVX được đổ tiền ra chặn mua cả chục triệu cổ phiếu ở giá trần. Chỉ có gần 2,15 triệu cổ phiếu được bán ra, một con số rất nhỏ so với mức giao dịch bình quân tháng cỡ hơn 5 triệu đơn vị/phiên của PVX.

Giá tăng 10% lên mức 3.300 đồng, chỉ cần thêm một phiên ngày mai trần nữa, PVX sẽ quay lại mức giá cuối năm 2013. Động lực chính của PVX lúc này hoàn toàn là yếu tố tâm lý, khi cổ phiếu này sẽ tiếp tục được giao dịch trên HNX. Mức lợi nhuận sau khi được bút toán điều chỉnh là không đáng kể, không thể hiện sự thay đổi lớn nào trong hoạt động kinh doanh của PVX.

Tóm lại PVX chưa có thay đổi gì về bản chất, “bóng ma” lỗ 2013 vẫn rất lớn. Giá biến động dựa trên yếu tố đầu cơ nhiều hơn, nhất là khi thông tin mất cân xứng là điều dễ xảy ra. Những nhà đầu cơ thạo tin biết được khả năng trụ lại sàn sẽ hiện thực hóa lợi nhuận ở một ngưỡng nào đó, vì xét cho cùng, đây cũng chỉ là một “cuộc chơi” mang tính thời vụ.

Thanh khoản tăng mạnh, vốn nội “đỡ” vốn ngoại

Không giống như những phiên giao dịch đầu xuân khá thận trọng trước đây, nhà đầu tư trong nước phiên này đã tham gia rất nhiệt tình. Có khá nhiều thông tin cũng như kỳ vọng thúc đẩy tâm lý lạc quan hơn. Phải nói rằng đợt tăng trưởng tháng 12 và tháng 1 trước đó đã khiến nhiều nhà đầu tư đạt lợi nhuận tốt và có cái tết vui vẻ hơn. Tâm lý thị trường nhờ đó cũng hưng phấn hơn.

Sự vận động của dòng vốn phiên hôm nay đáng chú ý nhất là hiện tượng đổi vai dẫn dắt thị trường của nhà đầu tư trong nước so với nhà đầu tư nước ngoài. Ngay lúc thị trường mở cửa, thông tin chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của tháng 1 được báo cáo đã tăng vọt, mạnh nhất trong 33 tháng. Chỉ số này tăng tốt tháng thứ 5 liên tục xác nhận hoạt động sản xuất đang tăng trưởng. Điều này càng khiến nhà đầu tư trong nước hào hứng và tin tưởng hơn vào thị trường, bên cạnh các kỳ vọng cũ như mở room.

VN-Index chốt phiên hôm nay giảm 0,33% có thể coi là một hạt sản trong ngày giao dịch đầu xuân. Nhìn vào trên 300 cổ phiếu tăng giá ở hai sàn, trong đó HSX có 152 mã thì chắc chắn yếu tố giảm điểm phải đến từ cơ cấu vốn hóa. Thị trường đã quá quen với hiện tượng hạ nhiệt bằng điểm số như vậy và tâm lý cũng không bớt hào hứng bao nhiêu.

Ảnh hưởng nhiều nhất tới điểm số hôm nay là nhóm những mã vốn hóa lớn nhất HSX. Đầu tiên là VNM, mất 0,71% đúng vào lúc đóng cửa. VIC cũng vậy, đang từ tham chiếu, đổ nhào giảm 1,31%. MSN còn tệ hơn, giảm 3,16%. Bổ trợ là một số cổ phiếu lớn khác: VCB giảm 2,11%, DPM giảm 1,55%. “Báo hại” nữa là BID, cổ phiếu của “ông lớn” BIDV bốc hơi 4,35%, chỉ còn 17.600 đồng/cổ phiếu.

Chỉ giao dịch được 3 phiên mà BID đã mất tới gần 7% so với giá đóng cửa phiên chào sàn. Thực ra hôm đó BID còn giao dịch tới 19.500 đồng và nhiều người đã đổ nhào vào mua giá này, tương đương hàng đến sáng mai mới về tài khoản thì đã lỗ gần 10%.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng BID đang “báo hại” thị trường. Tuy nhiên mức vốn hóa của cổ phiếu này còn chưa bằng được VCB, còn xa so với GAS hay VNM. Mặt khác thị trường không chú ý nhiều đến BID và cổ phiếu này cũng không hút được dòng tiền lớn. Giá trị khớp lệnh phiên này chỉ là hơn 17,1 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài có một phiên bán ra khá mạnh, nhưng nhà đầu tư trong nước lại đổ tiền vào mạnh mẽ hơn. Khối ngoại bất ngờ xả ròng 92,5 tỷ đồng ở HSX và có phiên bán ròng thứ 2 sau khi mua ròng liên tiếp từ tháng 12 năm ngoái. Trên sàn này, giá trị bán ra của khối ngoại đã tăng gấp đôi so với phiên ngày 27/1.

Dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước đã đủ mạnh để nâng đỡ khối lượng bán ra từ khối ngoại. Dĩ nhiên một số cổ phiếu vẫn bị xả mạnh đến mức giảm giá sâu, nhưng điều đó chỉ diễn ra ở các mã cá biệt. Tổng thể thị trường vẫn là tăng giá và thanh khoản rất tốt. Tổng giá trị khớp lệnh thị trường phiên đầu năm lên tới 1.687,2 tỷ đồng, tăng 20% so với phiên liền trước.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

1.391,3 tỷ đồng (+24%)

87,9 triệu (+34%)

295,9 tỷ đồng (+7%)

31,3 triệu (-1%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

SSI (71,5) - (5,1%)

PVS (48,3)-(16,3%)

ITA (59,8) - (4,3%)

VCG (25)- (8,5%)

HAG (57,4) - (4,1%)

SHB (24,4) - (8,2%)

FLC (49,4) - (3,6%)

KLS (17,8) - (6%)

REE (40,1) - (2,9%)

BVS (16,2) - (5,5%)

Khánh Nhi

相关文章

最新评论