Vì nhiều lý do bất đồng nên gói cứu trợ Covid-19 của Mỹ khó được thông qua.
Kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với rủi ro. Nguồn: FAF
Theắngkhthngquagicứutrợsố liệu thống kê về eintracht frankfurt gặp union berlino đó, tuần trước chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.800 tỉ USD, đồng thời tìm cách thuyết phục các nghị sĩ đảng Dân chủ nhất trí về gói cứu trợ mới này. Gói cứu trợ trên danh nghĩa sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Alyssa Farah cho biết đề xuất mới này cao hơn so với đề xuất 1.600 tỉ USD mà đảng Cộng hòa đưa ra trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức đề xuất 2.000 tỉ USD của đảng Dân chủ.
Đề xuất gói cứu trợ mới này cho thấy một sự thay đổi của ông Trump khi trước đó, ông đã hủy các cuộc đàm phán với phe Dân chủ về gói cứu trợ với lý do không cung cấp thêm khoản cứu trợ mới nào cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và người lao động thất nghiệp cho đến sau cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell cho rằng Quốc hội khó có thể thống nhất về một gói cứu trợ mới trước ngày bầu cử do còn nhiều bất đồng về mức chi tiêu ngân sách.
Trong một động thái liên quan, mới đây Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật cứu trợ liên quan đến đại dịch Covid-19 bằng cách sử dụng số tiền còn lại từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương trong bối cảnh các cuộc thương lượng về một gói cứu trợ toàn diện hơn vẫn đang gặp khó khăn.
Trong bức thư gửi các nghị sĩ Mỹ, hai quan chức trên nhấn mạnh rằng Nhà Trắng sẽ tiếp tục thương lượng với lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để đạt được thỏa thuận về một dự luật toàn diện, song Quốc hội cần “bỏ phiếu ngay lập tức về một dự luật” cho phép sử dụng ngân sách chưa được dùng đến của Chương trình Bảo vệ Tiền lương, với tổng số tiền lên tới khoảng 130 tỉ USD.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Nhà Trắng Brian Morgenstern cho biết số tiền còn lại trong Chương trình Bảo vệ Tiền lương, vốn đã hết hạn trước đó, sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng để duy trì lực lượng lao động hiện nay.
Về phần mình, Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Donald Trump, Larry Kudlow lạc quan cho rằng một gói kích thích kinh tế mới của Nhà Trắng liên quan đến Covid-19 vẫn có thể được thông qua bất chấp sự phản đối của đảng Dân chủ và một số nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện Mỹ Nita Lowey cho rằng đề nghị hiện nay của chính quyền Tổng thống Donald Trump là không phù hợp, cho rằng chỉ khi nào chính phủ hỗ trợ các chính quyền bang và địa phương giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, thì kinh tế Mỹ mới có thể mở lại và tạo đà cho sự phục hồi mạnh mẽ.
Mỹ hiện có hơn 8 triệu bệnh nhân Covid-19, chiếm hơn 20% số người bệnh trên toàn thế giới và gần 221.000 cas tử vong do bệnh này. Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đầu tàu thế giới, khiến hàng chục triệu người lao động Mỹ mất việc và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lao dốc 31,7% trong quý II vừa qua khi một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa để ngăn chặn dịch lây lan.
Trong khi đó, hiện các điều khoản chính trong gói chi tiêu 2.200 tỉ USD theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh đã hết hạn và cần thêm một gói cứu trợ mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể.
Với những quan điểm và lập luận trái chiều và ông Trump lo chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ mới, gói cứu trợ khẩn cấp Covid-19 của Mỹ vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều khả năng sẽ thông qua sau cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 3-11 tới. Điều này thật sự đã dập tắt mọi nỗ lực và hy vọng của doanh nghiệp và người dân Mỹ về một khoản cứu trợ cần thiết.
HN tổng hợp