Trong khi đó,ếgiớicũngđauđầuvìthépTrungQuốkèo ngoại hạng tại Việt Nam, thị phần của các nhà sản xuất phôi thép nội đã mất đi khoảng 30% vào tay doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp đang “ngồi trên đống lửa” và đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Mất 30% thị phần, doanh nghiệp nội “khóc đứng khóc ngồi” Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam tính đến giữa tháng 9 là 1,13 triệu tấn, trị giá trên 421 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, riêng phôi thép Trung Quốc chiếm 75% phôi nhập cả nước. Chỉ riêng trong tháng 8 và 9, với chiêu bài khai phôi thép nhập từ Trung Quốc là “phôi thép hợp kim chứa Crom” để hưởng thuế suất 0%, lượng phôi thép được khai trên 62 nghìn tấn trong riêng tháng 9 – trị giá 20 triệu USD. Theo tính toán, với việc nhập nhập 65,15 nghìn tấn phôi thép từ Trung Quốc, trị giá 21 triệu USD, số thuế thất thu lên tới 1,89 triệu USD, tương đương 40 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong phân khúc sản xuất phôi thép, Việt Nam có 26-27 nhà máy, với tổng công suất 11 triệu tấn một năm. Tuy nhiên do nhu cầu thép của nền kinh tế và khả năng xuất khẩu hạn chế nên hàng năm các doanh nghiệp chỉ sản xuất xấp xỉ 6 triệu tấn phôi thép. Như vậy, các doanh nghiệp mới huy động sản xuất được trên 50% lượng phôi thép trong khả năng. Khó khăn chồng khó khăn khi thời gian qua có số lượng phôi thép lớn từ nước ngoài nhập vào Việt Nam, chủ yếu từ Trung Quốc. Thép Trung Quốc đang làm cả thế giới đau đầu. Ảnh minh họaĐược biết, năm 2014 lượng phôi nhập khoảng gần 600.000 tấn, nhưng 9 tháng đầu năm nay đã nhập vào trên 1,2 triệu tấn - tăng đột biến. Việc nhập khẩu lượng phôi lớn có tác động rất tiêu cực đối với các nhà sản xuất phôi thép của Việt Nam. “Các nhà sản xuất phôi thép mới chỉ huy động được trên 50% năng lực của mình, giờ thị phần lại bị thu nhỏ lại khoảng trên 1,2 triệu tấn, nghĩa là mất đi 30% thị phần. Các nhà sản thu hẹp sản xuất lại, kéo theo 1 loạt hệ lụy như chi phí sản xuất cao lên; công ăn việc làm lao động giảm; lợi nhuận ngành thép giảm nhiều; nhiều doanh nghiệp lỗ nặng”, Phó Chủ tịch VSA trăn trở. Trước tình hình trên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn gửi một loạt các Bộ ngành liên quan bao gồm Bộ Công Thương, Bộ tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ về việc nhập khẩu phôi thép hợp kim từ Trung Quốc. VSA cho biết qua theo dõi tình hình nhập khẩu phôi thép cũng như công văn phản ánh khẩn cấp của các Doanh nghiệp thuộc Hiệp hội, VSA nhận thấy việc phôi thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc gia tăng mạnh vào Việt Nam đã tác động xấu tới thị trường thép trong nước. Thép Trung Quốc rẻ nhất thế giới “Giá các sản phẩm thép Trung Quốc vào loại rẻ nhất thế giới. Cả thế giới phải đối đầu với phôi giá rẻ của Trung Quốc cho nên nhiều nước đã kiện họ bán phá giá rồi”, ông Nguyễn Văn Sưa nói. Nói về lý do khiến giá thép của quốc gia này vào loại rẻ nhất thế giới, Phó Chỉ tịch VSA cho biết, Trung Quốc dùng thủ thuật đội lốt thép hợp kim. Bản chất phôi thép nhập vào Việt Nam là phôi phép sản xuất thép xây dựng nhưng Trung Quốc đã lợi dụng quy định mã HS của Hải quan Quốc tế, quy định chung về tiêu chuẩn thép hợp kim để “lách”. Phó Chủ tịch HH thép Việt Nam cho biết, DN nội đang rất "nóng ruột" vì chiêu lách thuế của Trung QuốcTrên thực tế, những năm trước, Trung Quốc đưa nguyên tố Bo và năm nay đưa Crom vào thép để các nhà nhập khẩu khai báo là thép hợp kim vì các loại thép hợp kim là thép chất lượng cao Việt Nam chưa sản xuất được, phải nhập khẩu nên không dựng hàng rào thuế quan ngăn cản. “Nước bạn đã lợi dụng, lách luồng này để tránh hàng rào thuế quan. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc khuyến khích xuất khẩu các loại thép hợp kim nên được hoàn thuế GTGT. 2 lần lách thuế như vậy kéo đến hệ lụy giá phôi thép đội lốt hợp kim này rất rẻ tạo nên cạnh tranh không bình đẳng với các nhà sản xuất trong nước”, ông Sưa nói. Theo đó, để hạn chế thủ thuật này của Trung Quốc, ông Sưa khuyến nghị, Việt Nam cần thực thi ngay lập tức các chính sách Thông tư đã ban hành giúp ngăn chặn tình trạng nhập khẩu ồ ạt thép đội lốt hợp kim. Ví dụ, tại Thông tư 44 giữa Bộ Công thương và Bộ Khoa học& Công nghệ, cần đẩy mạnh quá trình kiểm tra quản lý đối với thép nhập. Bản thân Hiệp hội, luôn khuyến cáo các đơn vị thành viên phải tự bảo vệ mình trên sân chơi chung bằng cách: Nâng cao cạnh tranh sản phẩm, cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu, cắt giảm chi phí; đề nghị có những chính sách phù hợp ngăn chặn như xây dựng hàng rào kỹ thuật, xây dựng quy chuẩn; hỗ trợ các doanh nghiệp thép sử dụng các công cụ bảo vệ mình như các doanh nghiệp quốc tế vẫn làm… Nói về chất lượng thép Trung Quốc có đảm bảo cho các công trình, Phó Chủ tịch VSA cho biết, chưa có những số liệu cụ thể về vấn đề này nhưng nhìn chung, ông Sưa đánh giá: Thép xây dựng Trung Quốc không bằng thép nội. Thép dây cuộn Trung Quốc ồ ạt nhập vào VN |