游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:08:49
Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm mang lại cho mẹ nhiễm HIV một đứa con khỏe mạnh hoàn toàn không nhiễm HIV,ỗlựcbảovệtrẻkhỏilynhiễbxh indo liga 1 đó là ước mơ, niềm vui và hạnh phúc của mọi gia đình và cả cộng đồng. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ngành y tế tỉnh đã có nhiều nỗ lực để kéo giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con còn dưới 2%. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Võ Chí Đại (ảnh), Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, về những giải pháp nhằm đạt mục tiêu này.
Thời gian qua, công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã đạt những kết quả gì, thưa ông ?
- Tính đến tháng 5-2018, trong số phụ nữ mang thai đến các cơ sở y tế khám lần đầu thì có 1.659 người tự nguyện làm xét nghiệm HIV, có 2 trường hợp nhiễm HIV. Ngoài việc điều trị cho mẹ ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV (trong lúc mang thai hay chuyển dạ sinh) thì con của những bà mẹ nhiễm HIV cũng được điều trị ARV ngay sau khi sinh. Điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cũng được thực hiện.
Thai phụ cần được xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai, nhằm dự phòng lây truyền bệnh HIV cho con nếu không may nhiễm bệnh này.
Các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được lồng ghép với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản hay khi chẩn đoán, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Thực hiện can thiệp kế hoạch hóa gia đình khi phụ nữ nhiễm HIV không có nhu cầu sinh con, những phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn các biện pháp can thiệp trước, trong và sau sinh để sinh con an toàn và được hướng dẫn về lợi ích cũng như những nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú, khi vệ sinh, chăm sóc trẻ và tổ chức một hệ thống quản lý và chăm sóc thích hợp tại nhà.
Định hướng kế hoạch năm 2018 và thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ đảm bảo thực hiện các mục tiêu: trên 90% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV; 100% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV; trên 90% con của bà mẹ nhiễm HIV được chuyển gởi thành công đến cơ sở nhi để tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau sinh. Trên 90% bà mẹ nhiễm HIV được chuyển gởi thành công đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV và tiếp tục theo dõi, quản lý, chăm sóc và nhận các dịch vụ can thiệp phù hợp sau sinh. Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con còn dưới 2%. Trong 3 năm vừa qua, chúng tôi đã điều trị dự phòng cho 16 bà mẹ nhiễm HIV và không có trường hợp nào lây bệnh cho trẻ.
Ngành y tế đang triển khai Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ 11-6 đến 11-7), những hoạt động trọng tâm nào sẽ được triển khai trong tháng hành động, thưa ông ?
- Trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2018, chúng tôi tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới loại trừ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con” nhằm loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Các hoạt động nhằm huy động các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị; các tổ chức xã hội và mọi người dân tham gia thực hiện. Tổ chức Lễ mít-tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang. Phổ biến kiến thức cơ bản về Luật Phòng, chống HIV/AIDS để quần chúng nhân dân đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai có những hiểu biết nhất định. Từng huyện, thị, thành phố kết hợp với trạm y tế tổ chức tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong những ngày tiêm chủng thai phụ. Tăng cường công tác khám, chữa bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, các xã, phường, thị trấn về HIV/AIDS, qua đó phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV được giới thiệu đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV sớm nhất để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Đồng thời, đây là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai nói riêng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần thực hiện thành công mục tiêu loại trừ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con hoàn toàn có thể đạt được khi mỗi thành viên trong gia đình có kiến thức hiểu biết về dịch HIV và sự thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội.
Vậy những khó khăn khi triển khai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thời gian qua, thưa ông ?
- Thực tế số trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cao nhất nằm ở giai đoạn bà mẹ chuyển dạ chiếm khoảng 20%, trong khi trẻ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ chỉ chiếm 5-10%. Như vậy, với những trường hợp phát hiện muộn, lúc chuyển dạ thì các cơ sở y tế khó áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc ARV kịp thời. Mặt khác, dù áp dụng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở những trường hợp này thì hiệu quả cũng không cao.
Trong khi đó, xã hội vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS. Vì những lý do trên nên đa số phụ nữ nhiễm HIV vẫn còn lo sợ không dám công khai, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng là rất cao. Hiện nay chưa có chế độ, chính sách cho các bà mẹ mang thai nhiễm HIV và trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em không bị nhiễm HIV nhưng bị ảnh hưởng bởi HIV.
Còn những mục tiêu nào được đề ra trong thực hiện điều trị và dự phòng HIV lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian tới, thưa ông ?
- Chúng tôi sẽ tập trung thông tin, truyền thông và giáo dục về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hiệu quả các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để thai phụ dễ tiếp cận.
Nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng.
Tăng cường cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV phát hiện nhiễm HIV cho các thai phụ đến khám thai tại các cơ sở y tế. Tiếp tục triển khai điều trị sớm ngay khi phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại các cơ sở sản khoa có cung cấp thuốc ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đồng thời, triển khai tư vấn xét nghiệm cho chồng, bạn tình của thai phụ nhiễm HIV tại các cơ sở sản khoa có triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tăng cường hoạt động chuyển gửi trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sang cơ sở chăm sóc điều trị HIV trẻ em đảm bảo trẻ được tiếp cận chăm sóc sau sinh. Tăng cường hoạt động chuyển gửi mẹ nhiễm HIV sang cơ sở đủ điều kiện điều trị ngoại trú người lớn để mẹ được tiếp tục chăm sóc và điều trị ARV liên tục.
Xin cảm ơn ông !
HỒNG DIỄM thực hiện
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接