| Xuất khẩu dệt may tăng hơn 4 tỷ USD | | Xuất khẩu dệt may sang Pháp tăng hơn 28% | | Xuất khẩu dệt may linh hoạt đáp ứng quy định thay đổi từ EU |
| Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết: từ trước đến nay, dệt may chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50% thì 8 tháng đầu năm nay đạt tỷ lệ nội địa hóa là 57%, đạt gần mục tiêu 60% của năm 2025. Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao. Tuy nhiên đến nay, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam, các quốc gia khác cũng đã áp dụng. Các nước cũng đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ… Trong khi đó, thị trường thế giới lại diễn ra xu thế ngược lại, đột nhiên trở nên “lạnh”. Cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao. “Nếu trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng dệt may Việt Nam có thể xuất 3,7-3,8 tỷ USD thì dự kiến 4 tháng cuối năm, trị giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt khoảng 3,1-3,2 tỷ USD. Dự báo, 4 tháng cuối năm 2022 và xu hướng năm 2023 thị trường khá trầm lắng”, ông Lê Tiến Trường nói. |