您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bondaso】Giảm bỏ học sau tết, cần sự chung tay 正文

【bondaso】Giảm bỏ học sau tết, cần sự chung tay

时间:2025-01-26 01:04:58 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Giảm tình trạng học sinh bỏ họcChừng 3-4 năm trước, mỗi khi ra tết, nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa bondaso

Giảm tình trạng học sinh bỏ học

Chừng 3-4 năm trước,ảmbỏhọcsautếtcầnsựbondaso mỗi khi ra tết, nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa nơm nớp âu lo khi quá nhiều học sinh bỏ học. Đa phần, học sinh có học lực yếu, trung bình theo bố mẹ, người thân ngược xuôi mưu sinh. Nhiều phụ huynh chưa đánh giá được tầm quan trọng của việc học. Thế nên, khi học sinh bỏ học, giáo viên tới nhà vận động, phụ huynh ra điều kiện, hay đưa ra những lý do vô cùng hợp lý để "ủng hộ" chuyện bỏ học của con.

Nắm bắt tâm tư của học sinh qua những buổi giao lưu ở các xã bãi ngang

Những địa phương một thời là điểm nóng khi học sinh sang Lào và TP. Hồ Chí Minh may áo gió thì nay giảm hẳn. Thống kê sơ bộ cho thấy, toàn tỉnh có 188 học sinh chưa đến trường sau Tết, riêng ba huyện Phú Lộc, Phú Vang và Nam Đông có chừng 80 em nghỉ học, giảm 30% so với trước. Số liệu này ít hơn những năm trước do các trường đã chủ động trong việc quản lý học sinh trong những ngày đầu năm. Có rất nhiều kênh thông tin để giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh. Mỗi khi có thông tin học sinh bị rủ rê bỏ học đi làm ăn xa, giáo viên sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, hội khuyến học cùng lãnh đạo trường, giáo viên chủ nhiệm  tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, vận động gia đình, thuyết phục học sinh không bỏ học.

Thầy giáo Trần Công Chiến, Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Xuân (Phú Vang) chia sẻ: Chỉ cần học trò vắng học một đến hai ngày hoặc có nguy cơ bỏ học, giáo viên đến ngay nhà vận động phụ huynh và động viên học sinh đến lớp. Nhiều thầy cô giáo thiết lập được "đường dây nóng" với trưởng các khu dân cư, phụ huynh và những học sinh tiêu biểu. Ngoài ra, trường chủ động nâng cao chất lượng dạy và học đó là điều cốt lõi hạn chế học sinh bỏ học”.

Công việc vận động học sinh không nghỉ học và quay lại trường vẫn đang tiếp diễn. Qua tin nhắn từ bạn bè, nhiều em bày tỏ tiếc nuối khi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn… và muốn trở về học tiếp. Bằng mọi cách giáo viên phối hợp với phụ huynh giúp các em quay lại trường tiếp tục phụ đạo để các em bắt kịp chương trình. “Chúng tôi đang vận động và tạo điều kiện cho 3 học sinh nghỉ học quay lại lớp”- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông, ông Lê Quang Thẩm thông tin.

Nuôi dưỡng ước mơ cho học trò nghèo

Câu chuyện của học trò nghèo Nguyễn Văn Nghiêm, học sinh Trường tiểu học Vinh Thái (Phú Vang) khiến nhiều người cảm động. Bố mẹ đều là hộ nghèo, đau ốm triền miên. Đã bao lần mẹ định cho em nghỉ học, phụ giúp gia đình. Chưa đến 10 tuổi nhưng hàng ngày em giúp mẹ mưu sinh với tương lai mù mịt. “Em khóc và gật đầu lia lịa khi nghe cô giáo hỏi có muốn đi học không. Sau đó em được nhận học bổng 9 triệu đồng. Gia đình em được hỗ trợ sửa nhà cửa tươm tất. Mẹ không còn nhắc đến chuyện nghỉ học của em nữa”. Nghiêm bộc bạch.

Vẫn không quên hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội về 40 học sinh tiểu học ở huyện Phú Lộc được các nhà hảo tâm tiếp sức. Các em có hoàn cảnh khó khăn khi mất bố hoặc mẹ, sống với hai bên nội ngoại. Cuộc sống thiếu thốn khiến những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” bỗng nhiên già dặn trước tuổi khi nhiều em trong số đó có ý định nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thế nên, chỉ cần sự quan tâm đúng lúc của chính quyền địa phương và nhà trường đã níu giữ ý định vào đời sớm của học sinh nghèo.

Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, cho hay: Các nhà tài trợ rất xúc động trước những hoàn cảnh của học trò nghèo. Chúng tôi đến với học sinh dân tộc, nghèo ở các xã Xuân Lộc, Lộc Trì, vùng đầm phá khu 3, lắng nghe và cảm nhận cuộc sống của các em để từ đó, ngoài những suất học bổng còn phối hợp với chính quyền và các nhà hảo tâm hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi để họ có điều kiện cho các em đến lớp".

Không có trường hợp nào nghỉ học vì kinh tế gia đình khó khăn. Khẳng định của lãnh đạo ngành giáo dục ở các huyện, thị xã và thành phố hoàn toàn có cơ sở. Các họ tộc ở địa phương có quỹ khuyến học, khuyến tài sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn để các em đến lớp. Ngành giáo dục phát động toàn ngành xã hội hóa, huy động sách vở, áo quần... giúp các em. Riêng huyện Nam Đông, đã huy động trên 450 triệu đồng hỗ trợ học sinh nghèo là người dân tộc trong suốt năm học. Hàng trăm triệu đồng từ các huyện khác nhắm đến các đối tượng vùng khó của sự cố môi trường, miền núi, các xã bãi ngang, ven biển… để giúp các em bớt lo toan với gánh nặng gia đình.  

Bài, ảnh: Huế Thu