发布时间:2025-01-26 07:39:04 来源:88Point 作者:La liga
TAND Đồng Nai bắt đầu xét xử sơ thẩm đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả Khối tài sản “khủng” của các bị cáo trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng |
Ngày 28/10,ácbịcáocầmđầuđườngdâybuônlậutriệulítxăngkhaigìtrướctòbảng xếp hạng psg gặp fc nantes Tòa án tỉnh Đồng Nai bước sang ngày xét xử thứ 4 đại án buôn lậu xăng giai đoạn 1 của chuyên án bí số 920G, Hội đồng xét xử bắt đầu bước vào phần xét hỏi các bị cáo trong đại án buôn lậu xăng từ nước ngoài về Việt Nam.
Dùng 2 tàu chở dầu ăn vận chuyển xăng lậu
Bắt đầu phần xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Văn Thành - Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cùng đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các luật sư tiến hành xét hỏi các bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu xăng dầu để làm rõ hành vi của các bị cáo cầm đầu gồm: Đào Ngọc Viễn 54 tuổi, ngụ TP. Hải Phòng - Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng, Phan Thanh Hữu 55 tuổi, quê tỉnh Hà Nam - Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh.
Bị cáo Viễn cho biết, do làm nghề kinh doanh vận tải nên có quen biết và qua lại để dễ làm ăn nên Viễn có quen và qua lại với Hữu và Thoại (nguyên đại tá, Trưởng phòng Xăng dầu thuộc Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh cảnh sát biển), Phạm Hùng Cường (chưa rõ lai lịch).
Bị cáo Đào Ngọc Viễn trình bày lời khai trước tòa |
Viễn khai rằng 2 chiếc tàu Pacific Ocean và tàu Westem Sea được Viễn mua tại Hàn Quốc và Hà Lan để làm phương tiện vận chuyển chở dầu ăn. Sau đó được đưa vào vận chuyển xăng lậu. Viễn đã điều các tàu này sang Singapore để vận chuyện xăng. Các lái tàu của Viễn chủ động liên hệ với Hữu để lên lịch vận chuyển xăng. Trong quá trình làm các thủ tục vận chuyển xăng về Việt Nam, Viễn đều được chủ đại lý tại Singapore thông báo cụ thể về các tàu này.
Tuy nhiên do 2 chiếc tàu nói trên quá hạn sử dụng 15 năm, Viễn cho lính treo cờ quốc tịch Panama để được lưu hành trong khu vực biển Việt Nam thay vì treo cở Việt Nam sẽ không được lưu hành.
Vận chuyển được 44 chuyến xăng…
Quá trình vận chuyển xăng lậu về Việt Nam, Viễn góp 30% cổ phần vào 2 tàu Pacific Ocean và tàu Westem Sea thì được chia lợi nhuận 30 tỷ đồng và số tiền này được Hữu giao trực tiếp. Tổng cộng 2 tàu của bị cáo Viễn đã vận chuyển được 44 chuyến.
Tại tòa, Viễn cho rằng phần lợi nhuận mình được hưởng lợi trong quá trình vận chuyển xăng về Việt Nam chỉ là 1.500 đồng/lít xăng và tổng số tiền thu lợi là hơn 36 tỷ đồng chứ không phải là 46 tỷ đồng như kết luận của cơ quan điều tra. Viễn cho biết, trong quá trình làm ăn, giữa bị cáo và Hữu có mâu thuẫn trong việc chia lợi nhuận. Tuy nhiên, việc gặp gỡ để thương lượng giữa các bị cáo chỉ được một vài lần nên chưa giải quyết được khúc mắc này.
Trong khi đó, trong quá trình vận chuyển xăng từ nước ngoài về nước bán, Viễn không nghĩ là vi phạm pháp luật vì Viễn cho rằng chỉ làm công tác vận chuyển chứ không tham gia vào giao dịch hàng.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cho rằng, tại tòa, Viễn có lời khai mâu thuẫn với lời khai tại cơ quan điều tra nên đề nghị Hội đồng xét xử cho công bố các bút lục liên quan.
Bút lục xác định, bị cáo Viễn khai lợi nhuận thu được trong quá trình vận chuyển xăng là hơn 47 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, số lượng xăng nhập về Việt Nam của bị cáo Viễn chưa tiêu thụ hết nên xác định lại số tiền thu lợi của bị cáo Viễn là hơn 46 tỷ đồng. Nhưng sau đó Viễn vẫn cho rằng số tiền thu lợi được nhận từ Hữu không đến con số 46 tỷ nên mong Hội đồng xét xử xem xét tình tiết này.
Đào Ngọc Viễn trực tiếp chỉ đạo 2 con tàu
Tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát hỏi bị cáo ai là người chỉ đạo 2 con tàu, thì Viễn cho rằng, Hữu là người thành thạo và là chủ hàng nên trực tiếp chỉ đạo. Việc vận chuyển xăng đều giao cho 2 thuyền trưởng 2 tàu điều hành.
Khi được Tòa hỏi về quy trình nhập xăng lậu ra sao thì bị cáo Hữu khai nhận đã đưa các tàu Nhật Minh ra ngoài biển để nhận xăng ở hai tàu Pacific Ocean, Western Sea nhập về. Hữu cũng khai hợp tác làm ăn với Viễn vào tháng 3/2020. Thời điểm này, Hữu buôn lậu xăng qua Campuchia, nhưng sau đó hợp tác với Viễn và một số người đưa xăng lậu vào Việt Nam.
Bị cáo Hữu cũng khai tại Tòa rằng "Mọi việc bị cáo gọi cho thuyền trưởng hai tàu Pacific Ocean, Western Sea. Bị cáo phải xin được thì hai tàu này mới được vào và bị cáo mới đưa tàu Nhật Minh ra nhận xăng lậu".
Tòa hỏi tiếp bị cáo Hữu xin ai mới được vào thì Hữu nói: "Phải làm việc và xin cảnh sát biển, biên phòng. Họ cho thì tàu chở xăng ở Singapore mới vào giao xăng được cho các tàu của bị cáo điều ra".
Trong cáo trạng có nêu xăng nhập lậu về Việt Nam là xăng có trắng khác với xăng ở thị trường Việt Nam nên tại tòa, Hữu khai đã lên mạng móc nối với một người để được hướng dẫn mua hóa chất về pha chế vào xăng lậu cho hợp màu vàng như thị trường rồi bán cho các đầu mối đưa đi tiêu thụ.
2 chiếc tàu của bị cáo Viễn bị thu giữ trong vụ án hiện đang thế chấp cho ngân hàng. Tại phiên tòa, phía ngân hàng đã được mời để đối chất vấn đề này. Đại diện Ngân hàng Liên Việt Postbank cho biết, Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng (do Viễn làm giám đốc) có thế chấp ngân hàng để vay của Ngân hàng Liên Việt. Việc lập hợp đồng vay mượn và thế chấp đều được thực hiện theo đúng quy định nên cơ quan điều tra giao 2 con tàu này hoặc kê biên phát mãi để trả nợ cho ngân hàng. Phần còn dư sẽ trả lại cho cơ quan điều tra để bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ án.
相关文章
随便看看