15 tuổi,ởvềkết quả ngoai hạng anh khi đang là học sinh trường Quốc Học, trong vỏ bọc con nhà thương gia, ba tôi đã tình nguyện làm liên lạc cho chiến khu. Năm 1950, phong trào hoạt động nội thành nhiều nguy cơ bị vỡ, ba lên chiến khu vào bộ đội chính quy. Bà nội thương ba nhưng chưa một lần khuyên con bỏ chiến khu về nhà buôn bán. Đơn vị của ba chuyển đến đâu bà nội cũng tìm đường chu cấp quân nhu, tiền cho đơn vị. Khi bị lộ, bà nội bị bắt giam, đánh đập, nhưng khi được thả về lại âm thầm vận chuyển quân nhu cho chiến khu. Năm 1952, sau nhiều lần chiến đấu bị thương, ba tôi ra Bắc tập kết rồi chuyển ngành. Nhưng cũng như nhiều người con của miền Nam ra Bắc, ba vẫn ngóng trông ngày hòa bình về quê lập gia đình. Điều mong muốn đã đến khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20-7-1954. Thế nhưng, khi ba cũng như nhiều chiến sĩ chưa kịp chuẩn bị về quê thì hai miền Nam - Bắc lại bị phân ly, ngăn cách và cả dân tộc lại vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ba kể, thời điểm này nhiều bạn cùng đi tập kết vui sướng quá chạy về nhà và chưa kịp trở ra Bắc đã bị mắc kẹt, trong đó có người đã phải đi lính cho chế độ miền Nam cộng hòa và tử trận. Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng, ba và những người bạn cùng quê không chờ thông đường đã đạp xe hơn 300km về thăm quê. Cả thành phố vắng vẻ vì người dân đi tản cư chưa về. Ông bà nội không đi mà cố thủ ở nhà đợi con trai về. Ba kể, trong 20 năm đã có nhiều nguồn tin báo là ba đã hy sinh nhưng ông bà nội không tin, vẫn ngày ngày ngóng đợi đất nước thống nhất ba tôi sẽ về nhà sum họp... 60 năm kể từ ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết và 39 năm sau ngày đất nước thống nhất, ông bà nội đã quy tiên, ba tôi đã ở tuổi 82 nhưng hồi ức và khát khao, mong ước sum họp 2 miền ngày ấy vẫn còn in đậm trong ký ức. Tôi mãi nhớ lời ba: “Không có nỗi đau nào hơn khi đất nước bị phân ly và hạnh phúc nhất của mỗi con người là được sống trong hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc...”. P.Hà
|