【keonhacai com m88】Hợp tác quốc tế để ngăn chặn tình trạng trốn thuế, tránh thuế

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 09:28:56 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:117次
Hợp tác quốc tế để ngăn chặn  tình trạng trốn thuế, tránh thuế

Tham gia, ký kết nhiều hiệp định về thuế

Năm 2023, ngành Thuế tiếp tục tăng cường hợp tác với cơ quan thuế các nước và tổ chức quốc tế, phục vụ thiết thực tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức thuế trong các lĩnh vực quản lý thuế, góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của ngành thuế Việt Nam trong các hoạt động quốc tế về thuế nói riêng và công tác đối ngoại của Bộ Tài chính nói chung.

Hợp tác quốc tế để ngăn chặn tình trạng trốn thuế, tránh thuế

Xây dựng pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế

“Hoạt động hợp tác quốc tế góp phần xây dựng pháp luật về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam. Qua đó đưa thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện".

Ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Ngày 22/3/2023 tại Paris (Pháp), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tổ chức lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) với Việt Nam. Tham gia MAAC, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 147 trong mạng lưới đa phương này.

Đây là một khuôn khổ pháp lý quốc tế đa phương toàn diện, bao quát các hình thức hợp tác quốc tế về hành chính thuế để giải quyết tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các hình thức không tuân thủ khác, từ đó tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin thuế. Về công tác ký kết Hiệp định thuế đa phương (MLI), Chủ tịch nước đã phê chuẩn hiệu lực của Hiệp định thuế đa phương tại Quyết định số 322/2023/ QĐ-CTN ngày 13/4/2023.

Về giải pháp Hai trụ cột của Diễn đàn IF của OECD, liên quan đến Giải pháp Trụ cột 1, trong năm 2023, Tổng cục Thuế tham gia các cuộc họp của Diễn đàn IF, để nắm bắt tình hình xây dựng hiệp định của Diễn đàn IF và động thái của các nước.

Liên quan đến Giải pháp Trụ cột 2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Cũng trong năm 2023, ngành Thuế triển khai đàm phán, ký kết các Hiệp định thuế, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thuế với Hoa Kỳ, Argentina, Nigeria, Lúc-xăm-bua, Nhật Bản...

Ngoài ra, tiếp tục triển khai nhiều nội dung hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế với các nước và các tổ chức quốc tế như: Lào, Hàn Quốc, Nga, SGATAR, IMF... trong đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới, phức tạp như: chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quyền đánh thuế giữa các quốc gia…

Tại Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR lần thứ 52 được tổ chức tại Phuket, Thái Lan từ 31/10 đến 2/11/2023, không chỉ học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế của các nước, Việt Nam còn chia sẻ với các nước về kinh nghiệm quản lý “Thuế gián thu trong nền kinh tế số”.

Bên cạnh đó, ngành Thuế đã tiến hành xử lý 114 trường hợp đề nghị trao đổi thông tin với cơ quan thuế của 40 nước, tăng 30% so với năm 2022. Số trường hợp Việt Nam yêu cầu cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin chủ yếu xuất phát từ yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao hoàn thuế GTGT.

Lãnh đạo ngành Thuế đánh giá, kết quả công tác trao đổi thông tin đã đạt được các kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận về hoàn thuế, tăng thu ngân sách nhà nước.

Thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, năm 2024, ngành Thuế tiếp tục tăng cường hợp tác song phương và đa phương về thuế với cơ quan thuế các nước và tổ chức quốc tế, phục vụ thiết thực tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế; triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về thuế và các nội dung liên quan trong Luật Quản lý thuế.

Cùng với đó, ngành Thuế sẽ triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động của đề án về rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam; xây dựng bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam và xu thế quốc tế.

Hợp tác quốc tế để ngăn chặn tình trạng trốn thuế, tránh thuế
Ảnh minh họa

Ngành Thuế cũng trình Chính phủ phê duyệt chủ trương tham gia “Sáng kiến châu Á” nhằm nâng cao năng lực trong việc thực hiện các chuẩn mực về minh bạch và trao đổi thông tin về thuế của Diễn đàn Toàn cầu đã được quốc tế thống nhất và sử dụng để giải quyết vấn đề trốn thuế và các dòng tài chính bất hợp pháp.

Ngoài ra, ngành Thuế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các kế hoạch hành động chống xói mòn cơ sở thuế (BEPS) với các ưu tiên và lộ trình được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, triển khai xây dựng phương án tham gia Hiệp định đa phương MLC để chuẩn bị sẵn sàng triển khai việc ký kết Hiệp định đa phương MLC (phân chia quyền đánh thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và dịch vụ kinh tế kỹ thuật số - Trụ cột 1).

Triển khai xây dựng phương án tham gia Hiệp định đa phương STTR áp dụng đối với lãi tiền vay, tiền bản quyền và một số hoạt động dịch vụ chịu thuế tại nước nhận thu nhập chịu thuế dưới mức 9% (Trụ cột 2)./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接