【tlbd hn】Khi sản xuất tại chỗ lên ngôi
Đối thoại chính sách: Đề xuất nâng ngưỡng chịu thuế với hoạt động cho thuê tài sản | |
XK sản phẩm từ nguyên liệu NK theo hình thức xuất tại chỗ không được hoàn thuế | |
VFCA kiến nghị sớm cho phép đưa doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán |
Hãng xe Solex của Pháp đã chuyển nhà máy tại Quảng Đông, Trung Quốc về lại quê hương |
Trong cuốn sách vừa cho ra mắt độc giả tháng 5/2021, ông Cyrille Coutansais đã ghi nhận 2 điểm then chốt trong quá trình tái dịch chuyển các hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trước hết, hiện tượng tái chuyển dịch các hoạt động công nghiệp từ Trung Quốc đã được ghi nhận từ đầu những năm 2000. Đợt sóng ngầm này đã dâng cao vào quãng thời gian 2012-2013, khi xung đột tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo bùng phát. Trung Quốc một mặt kích động tẩy chay hàng Nhật, mặt khác lại ngừng cung cấp kim loại hiếm và gây xáo trộn không ít trong các dây chuyền sản xuất từ “đất nước Mặt Trời mọc” đến cả những nhà máy của Nhật Bản ở Trung Quốc. Tiếp đó, phải kể đến chính sách "nước Mỹ trước tiên" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017 nhằm kêu gọi và khuyến khích các thương hiệu Mỹ “trở về quê hương” để tạo việc làm.
Riêng tại Pháp, từ năm 2012, dưới thời Tổng thống François Hollande, Bộ trưởng đặc trách Công nghiệp Arnaud Montebourg đã đưa ra khẩu hiệu “Made in France” (sản xuất tại Pháp). Từ đó tới nay, thương hiệu trang sức Pháp nổi tiếng Mauboussin đã chia tay với châu Á, đưa về châu Âu toàn bộ các hoạt động của mình, trong đó có 70% các sản phẩm làm ra được thực hiện trên đất Pháp. Không chỉ vậy, sau gần 30 năm bám rễ, tận dụng nguồn nhân công rẻ của Trung Quốc, hãng xe Solex của Pháp vốn nổi tiếng với những chiếc xe đạp đã trở về Pháp và mở nhà máy ở Saint Lo, song thay thế những chiếc xe đạp cổ điển bằng xe đạp điện.
Điểm nổi bật thứ hai là việc hiện thực hóa xu hướng “tái dịch chuyển” các hoạt động kinh tế cả trong lĩnh vực công nghiệp lẫn dịch vụ. Nguyên nhân là do các cơ sở trở lại các nước công nghiệp phát triển nhờ những phát minh, công nghệ mới, trong đó có trí tuệ nhân tạo, robot. Đơn cử nhờ có máy in ba chiều (3D) mà người ta có thể sản xuất cánh quạt của các tàu chiến dò mìn ngay tại Pháp với giá thành tương đương với giá sản xuất từ một nước có nhân công rẻ.
Bên cạnh đó, xu hướng này còn được thúc đẩy bởi thái độ người tiêu dùng. Thực tế, Internet đã làm thay đổi toàn bộ cung cách của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có rất nhiều thông tin về mặt hàng mà họ muốn mua như sản phẩm được sản xuất từ đâu, món hàng đó có tôn trọng các chuẩn mực về lao động, về an toàn, môi trường hay không… Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn muốn khi đặt hàng sẽ được nhận càng sớm càng tốt, do đó, việc sản xuất tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Có thể thấy rõ ràng, thế giới đang có khuynh hướng “sản xuất nơi nào để phục vụ thị trường nơi đó” và thế giới đang hướng đến 1 xu hướng chung là các nhà máy ở châu Á để phục vụ người tiêu thụ châu Á, các hãng ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu của thị trường của châu Mỹ trong khi nhà máy tại châu Âu và xung quanh Địa Trung Hải thì phục vụ khách hàng của châu Âu.
相关推荐
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Kỳ thi THPT quốc gia 2018 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
- Chân dung những học sinh xuất sắc năm học 2016
- Ngày hội đồng hành cùng công nhân KCN Minh Hưng
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục
- Tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tặng quà học sinh nghèo