Thông tin “9.000 Giáo sư sao không có bằng sáng chế” đăng tải cách đây 1 năm trên một số trang thông tin đã từng gây dư luận sửng sốt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm (Bộ Y tế). Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công 10 loại vắc-xin cho tiêm chủng và được xếp vào danh sách các nước có thế mạnh trong sản xuất vắc-xin trên thế giới. Đặc biệt, đã nghiên cứu sản xuất thành công vắc-xin phòng bệnh gây dịch nguy hiểm mới xuất hiện: cúm A/H5N1 trên người; cúm A/H1N1…Ảnh: TTXVN |
Số liệu không chính xác
Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt
Những nhà khoa học khác của viện Hóa cũng có những sáng chế, phát minh. Theo GS Trần Văn Sung (nguyên viện trưởng viện này), số lượng lên đến hàng chục phát minh.
Còn GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, bài báo trên có nhiều điểm chưa chính xác. Vì tổng cả giáo sư, phó giáo sư từ trước tới nay (tính cả người đã mất) mới lên đến 9000. Trong đó, giáo sư đã được phong khoảng 1.300, số giáo sư hiện nay đang làm việc khoảng 300 – 500 người.
Mặt khác, chỉ những ngành kỹ thuật mới đăng ký sáng chế (patent), còn các ngành khoa học cơ bản, phát minh được thể hiện qua các bài báo đăng trên những tạp chí khoa học nổi tiếng và uy tín của thế giới.
GS Trần Văn Nhung cho biết, bổ đề cơ bản mà GS Ngô Bảo Châu chứng minh cũng không có bằng patent, mà được công bố trên các tạp chí Toán học uy tín.
Cần xem lại cách đánh giá
Bình luận về cách đánh giá mức độ phát triển KHCN, GS Hoàng Tụy từng phát biểu rằng, không thể chỉ căn cứ duy nhất và máy móc vào những chỉ số định lượng, như số lượng công bố quốc tế và trích dẫn trên các tạp chí ISI.
Các tạp chí ISI cũng có nhiều loại, xếp hạng máy móc, không hợp lý, cho nên thường người ta chỉ phân các tạp chí ISI trong mỗi ngành thành ba hạng A, B, C để so sánh. Hơn nữa, nếu đánh giá sự phát triển KHCN mà chỉ dựa trên số lượng công bố quốc tế thì đương nhiên nền toán học của những nước đông dân như Trung Quốc sẽ xếp hạng vượt xa nền toán học của các nước ít dân hơn như Na Uy, Thụy Điển, BaLan, Hungary...dù thực tế không phải vậy.
GS Hoàng Tụy phân tích, số lượng bằng sáng chế phản ảnh số lượng, chứ chưa phải chất lượng sáng tạo KHCN. Ví dụ, Hàn Quốc có số dân ít hơn các nước Đức, Anh, Úc nhưng số bằng sáng chế năm 2011 vượt trội nhiều lần, không có nghĩa công nghệ Hàn Quốc đã vượt các nước đó.
Còn GS Trần Văn Sung nêu khó khăn khi đăng ký sáng chế là vấn đề kinh phí. Khi được xét duyệt ở cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu, nhà khoa học đã phải mất 10 nghìn USD, sau đó mỗi năm cũng phải đóng một khoản kinh phí không nhỏ.
Vì thế, dù khả năng sáng tạo và sự đóng góp ngang ngửa các chuyên gia nước ngoài, theo GS Trần Văn Sung, nhiều khi những phát minh của chúng ta vẫn phải đứng tên và đứng sau tên của các nhà khoa học nước ngoài hoặc công ty tư bản.
Ông mong muốn khi các nhà khoa học Việt Nam có những sáng chế mới, chất lượng cao thì nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí để những người làm nghiên cứu có tiền đăng ký sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được xét duyệt.(Còn nữa)
Hoàng Lan