Bác sĩ Quách Tuấn Vinh,ácsĩkhuyếncáodùngcâycỏhôihỗtrợtrịbệnhcầnđúngcáchđểtránhđộchạnhận định bóng đá kèo nhà cái 2 Ủy viên Ban chấp hành Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây cỏ hôi (cây cứt lợn - Ageratum conyzoides), hay còn gọi là ngũ sắc, mọc hoang dại ở nhiều nơi, là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh lý nhờ vào các tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm. Nghiên cứu hiện đại cho thấy các thành phần hóa học của cây cứt lợn có ý nghĩa quan trọng trong việc bào chế dược liệu: tinh dầu; saponin; caryophllen; ancoloid; demetoxygeratocromen; cadinne; acid fumaric; phenol; quercetin; cumarins; resins; tanins; kaempferol; charomones; acid cafeic... Cây cỏ hôi có công dụng chữa bệnh cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Theo y học cổ truyền, cỏ hôi tính mát, vị cay, đắng nhẹ, tác dụng giải nhiệt, giải độc, chống chảy máu, sưng nề, được dùng trong điều trị các chứng bệnh mụn nhọt; viêm họng; rong kinh; băng huyết sau sinh; sỏi tiết niệu; viêm mũi xoang; đau nhức xương khớp; phong thấp. Cỏ hôi được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Các hợp chất chống viêm và chống dị ứng trong cây giúp làm giảm sưng, đau và thông thoáng đường mũi. Cỏ hôi có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, đặc biệt với bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm như viêm da, nấm móng, nấm da chân. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cỏ hôi có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, đặc biệt là các chủng Staphylococcus aureus (tụ cầu) và Candida albicans (nấm). Nghiên cứu tại Brazil cho thấy chiết xuất từ cây cỏ hôi có hiệu quả trong việc giảm đau và chống viêm trên các mô hình động vật bị viêm khớp. |