Các phiên họp kín diễn ra từ tám giờ sáng tới bảy giờ tối,ĐàmphánTPPNhậtvàMỹvẫncònnhiềubấtđồtỷ số bóng đá barcelona kéo dài hơn lịch trình dự kiến hai tiếng đồng hồ.
Theo ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, hàng hóa là vấn đề mà tất cả các nước tham gia đàm phán đều rất quan tâm vì đó là lợi ích có thể nhìn thấy được và chỉ khi đàm phán về hàng hóa có tiến bộ đủ lớn thì mới tạo đà để đưa ra quyết định trong các lĩnh vực đàm phán còn lại.
Cũng trong ngày làm việc thứ ba, các nhà đàm phán đã trao đổi quan điểm về quy tắc xuất xứ, hải quan và sở hữu trí tuệ.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng, nhiều phiên họp song phương đã được tổ chức và phiên họp được báo giới và các nhà quan sát quan tâm nhất là phiên họp giữa đoàn đàm phán Nhật Bản và đoàn đàm phán Mỹ.
Nhật Bản và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất trong số 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam).
Tuy nhiên, hai nước này vẫn chưa đạt được đồng thuận về một vài lĩnh vực thương mại chính như Mỹ muốn bảo hộ thị trường ôtô con trong khi Nhật Bản muốn bảo hộ hàng nông sản.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng các thành viên trong phái đoàn Việt Nam đã tham gia tất cả các phiên thảo luận.
Ngày 25-2, ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Bộ trưởng TPP lần này, các đoàn sẽ thảo luận các vấn đề liên quan tới lao động, môi trường và dệt may./.
Theo Vietnam+