当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【trực tiếp mu vs everton】Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024

【trực tiếp mu vs everton】Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024

2025-01-10 00:28:32 [Cúp C1] 来源:88Point

VHO - Chiều 6.12 tại Hà Nội,ìnhchọnsựkiệnVănhoáThểthaovàDulịchtiêubiểunătrực tiếp mu vs everton Báo Văn Hoá (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Họp báo bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024. Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Biên tập Báo Văn Hoá, Trưởng BTC chủ trì Họp báo.

Tham dự có lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL và đặc biệt là gần 70 nhà báo đại diện cho các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 1
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa, Trưởng BTC chủ trì Họp báo

Phát biểu tại Họp báo, Tổng Biên tập Báo Văn HoáNguyễn Anh Vũ nhấn mạnh, năm 2024, trong bối cảnh trong nước và thế giới còn nhiều biến động, ngành VHTTDL đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đạt được những kết quả tích cực, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Những sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu trong năm 2024 không chỉ ghi dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam mà còn khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Những sự kiện với sự kết hợp giữa những giá trị di sản văn hoá truyền thống, những sáng tạo mang tính hiện đại đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước”, ông Nguyễn Anh Vũ khẳng định.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 2
Phó Tổng Biên tập Báo Văn Hoá Phan Thanh Nam, Phó Trưởng BTC trình bày thuyết minh đề cử các sự kiện

Để tiếp tục lan toả những thành tựu đạt được của ngành trong năm vừa qua, Bộ VHTTDL giao Báo Văn Hóachủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024.

Ông Nguyễn Anh Vũ cho hay, việc bình chọn nhằm nhìn lại, tổng kết, tôn vinh những sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu nhất của năm 2024. Qua đó, thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch; khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết cùng trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp. Những sự kiện được bình chọn không chỉ là những cột mốc đáng nhớ mà còn là niềm cảm hứng cho những bước phát triển mới trong tương lai.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 3
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 4
Đại diện các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL dự Họp báo

Theo đó, triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 2748/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL, Báo Văn Hđã thành lập BTC, Tổ Giúp việc bình chọn 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024. BTC đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, thực hiện các bước trong quy trình bình chọn theo Quy chế đã được ban hành.

BTC đã gửi công văn đến các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch trên toàn quốc; Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam; Hội Di sản văn hoá Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Uỷ ban Olympic Việt Nam đề nghị đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tiêu biểu trong năm 2024.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 5
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 6
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 7
Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo, phóng viên

Kết thúc thời gian đề cử theo quy định, BTC đã nhận được 78 đề cử của 36 đơn vị. Trên cơ sở đó, Tổ Giúp việc đã họp, bỏ phiếu chọn 30 sự kiện trình lên BTC.

Từ kết quả này, BTC đã tổng hợp, lựa chọn 15 sự kiện, báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL để tổ chức Họp báo, bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 8
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 9
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 10
Các nhà báo đặt câu hỏi cho BTC

Tổng Biên tập Báo Văn Hoá Nguyễn Anh Vũ thông tin thêm, ngoài bình chọn trực tiếp tại Họp báo, BTC tổ chức bình chọn trực tuyến tại các địa chỉ www.baovanhoa.vn;  Báo điện tử Tổ quốc: www.toquoc.vn và Cổng thông tin của Bộ VHTTDL www.bvhttdl.gov.vn.

Độc giả cũng có thể truy cập địa chỉ: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdRyvtnmvvatPY9fTahHYPsB1c5C_dWIvfvgL-Owf0AUHcoTQ/viewform?usp=sf_link để tiến hành bình chọn.

Thời gian bình chọn trực tuyến từ 15h35 ngày 6.12.2024 đến 17h ngày 9.12.2024.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 11
Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) Khuất Văn Quý trả lời câu hỏi của báo chí

Danh sách 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 sẽ được BTC công bố sau khi kết thúc thời gian bình chọn, trên cơ sở tổng hợp kết quả bình chọn từ hai hình thức trên.

Tại buổi Họp báo, ông Phan Thanh Nam, Phó Tổng Biên tập Báo Văn Hoá, Phó Trưởng BTCđã trình bày thuyết minh đề cử 15 sự kiện.

Cũng tại sự kiện, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đề cử các sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu trong năm 2024.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đề cử sự kiện của năm nay có sự mở rộng hơn so với những lần bình chọn trước, Tổng Biên tập Báo Văn HoáNguyễn Anh Vũ cho biết, trong Quy chế bình chọn có nêu rõ, sự kiện tiêu biểu được bình chọn là những công việc, hoạt động do cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực thuộc ngành VHTTDL. 15 sự kiện khi đưa vào đề cử đều đảm bảo các nội dung mà Quy chế nêu ra.

Trả lời thêm về vấn đề này, ông Phan Thanh Nam khẳng định: Đây là lần thứ 3 Bộ VHTTDL giao Báo Văn Hoá chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức chương trình bình chọn sự kiện VHTTDL tiêu biểu trong năm. Cả 3 lần các sự kiện tiêu biểu không chỉ cư trú các sự kiện, hoạt động của Bộ mà đều mở rộng toàn ngành VHTTDL, trên phạm vi toàn quốc.

Do đó, BTC ngoài lấy ý kiến đề cử của các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL còn gửi văn bản đến các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch cùng các Hiệp hội, đơn vị liên quan đề nghị gửi đề cử, từ đó tổng hợp để có cái nhìn toàn diện về các sự kiện của ngành VHTTDL trong năm vừa qua.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 12
Toàn cảnh Họp báo

Năm nay, một trong những nội dung nhận được nhiều đề cử cũng như đồng thuận của Ban tổ chức là các sự kiện liên quan đến hoàn thiện đến công tác thể chế, chính sách. Bởi đây là sự nỗ lực của ngành VHTTDL trong năm vừa qua, cũng như sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, khơi thông nguồn lực, tiếp tục đưa sự nghiệp VHTTDL bước vào giai đoạn phát triển mới.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 13
Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 14
Các phóng viên, nhà báo bình chọn trực tiếp tại sự kiện

Đối với câu hỏi về việc đề cử năm nay “thiếu vắng” sự kiện gia đình, trả lời câu hỏi của phóng viên, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) Khuất Văn Quý cho hay, trong năm 2022 và 2023, các sự kiện Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1.7.2023, kèm theo đó là Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành ngày 1.11.2023 và có hiệu lực ngày 25.12.2023 đều đã lọt đề cử các sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu.

Trong năm 2024, một trong những nhiệm vụ được Bộ VHTTDL tập trung triển khai thực hiện là xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Mặc dù rất nỗ lực nhưng dự thảo Nghị định vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ nên chưa được ban hành; do đó, chưa thể đưa vào danh sách đề cử lần này.

ĐỀ CỬ 15 SỰ KIỆN VĂN HOÁ, THỂ THAO, DU LỊCH TIÊU BIỂU NĂM 2024

1. Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 15

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035. Sự ra đời của Chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo bước đột phá nhằm cụ thể hóa, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, góp phần phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; văn học; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ quán triệt theo hướng phân cấp, phân quyền tối đa cho địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

2. Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 16

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dấu mốc quan trọng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng tập trung giải quyết ba nhóm chính sách: hoàn thiện các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoàn thiện các quy định về thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện các quy định về huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này bổ sung 12 quy định mới, trong đó có nhiều quy định điều chỉnh những bất cập nảy sinh, những nội dung cấp thiết trong bối cảnh hiện nay như: hoạt động quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; thay đổi, mở rộng chính sách đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ di sản văn hoá có nguy cơ mai một, thất truyền; bổ sung việc phân cấp thẩm quyền cho địa phương trong việc bảo quản, sửa chữa nhỏ, tu sửa cấp thiết di tích; quy định về mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; quy định xếp hạng, ghi danh, quản lý di sản văn hóa có địa bàn phân bố từ 2 địa phương trở lên, hồ sơ đa quốc gia; quy định về sử dụng, khai thác di sản văn hóa…

3. Chính phủ ban hành 2 quy hoạch lớn về văn hóa, thể thao và du lịch, khơi thông nguồn lực, tạo dựng thêm nền tảng cho sự đột phá, phát triển của ngành.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 17

Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo sức mạnh tổng hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hai Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ  ban hành trong năm là những dấu mốc quan trọng, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thực hiện chủ trương, đường lối và chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến các mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại, bản sắc, xây dựng hình ảnh quốc gia gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại.

Đồng thời, phát triển mạng lưới cơ sở TDTT quốc gia được phát triển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu tập luyện và hưởng thụ của nhân dân; yêu cầu tập luyện và thi đấu đạt chuẩn quốc tế đối với các môn thể thao trọng điểm, có mục tiêu giành huy chương châu lục, thế giới; đủ điều kiện tổ chức các sự kiện thể thao có quy mô lớn ở khu vực và châu lục.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao có ý nghĩa quan trọng khi gắn với cơ chế thị trường, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa và kinh tế thể thao. Hình thành các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ học tập, rèn luyện suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội.

Bên cạnh đó, Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045  được xem là căn cứ quan trọng để định hướng phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.

4. Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 18

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một mốc son chói lọi, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954-7.5.2024) là một trong những  sự kiện chính trị quan trọng được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình hoành tráng, quy mô, mang ý nghĩa và sức lan tỏa lớn đã được tổ chức, góp phần khẳng định ý nghĩa, tầm vóc lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với cả nước hướng về Điện Biên, chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc, hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân và du khách hưởng ứng, đánh giá cao, góp phần vào thành công chung của chuỗi hoạt động, chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

5.  Việt Nam có thêm hai di sản được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 19

Ngày 8.5.2024 tại Kỳ họp thứ 10 diễn ra ở thành phố Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là dương bản duy nhất, hiện đặt trước sân Thế Tổ Miếu trong Hoàng cung Huế, gồm 162 hình ảnh và chữ Hán được vua Minh Mạng cho đúc tại Huế vào năm 1835 và hoàn thành năm 1837. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, vua Minh Mạng đã dùng hình thức đặt tên người phụ nữ lên dòng kênh để ghi dấu công lao, điều mà rất hiếm thấy dưới chế độ phong kiến.

Việc những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế  được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản (gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Đây là những minh chứng cụ thể, vững chắc cho đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành được Chính phủ thông qua trình Quốc hội cho phép mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa để bổ sung loại hình mới là di sản tư liệu, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những hoạt động thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Việt Nam - thành viên tích cực của UNESCO trong việc nỗ lực nội luật hóa các điều ước quốc tế, chương trình về di sản văn hóa mà Việt Nam là thành viên.

Ngày 4.12.2024 (theo giờ địa phương), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 diễn ra tại Asunción, Cộng hòa Paraguay, UNESCO đã ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 - 27 tháng 4 Âm lịch. Lễ hội được cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm và Hoa tại thành phố Châu Đốc tổ chức, bao gồm các nghi lễ tôn giáo và âm nhạc, múa để bày tỏ lòng biết ơn đối với Bà Chúa Xứ, người bảo vệ và ban thịnh vượng, sức khỏe và hòa bình cho cuộc sống của người dân.

Thực hành lễ hội thể hiện sự hòa nhập văn hóa và sự hòa hợp giữa các cộng đồng khác nhau trên cùng khu vực và có tín ngưỡng tương tự. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam thể hiện sự giao lưu văn hóa và gắn kết xã hội, đồng thời cũng là cơ hội để trao truyền những giá trị chung, tôn vinh vai trò của phụ nữ trong xã hội và tưởng nhớ những đóng góp của tổ tiên vào lịch sử dân tộc.

6. Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 20

Năm 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi, chương trình Jazz quốc tế lần thứ I – Nha Trang 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I – Nha Trang 2024là minh chứng điển hình về đóng góp vào sự thành công của ngành nghệ thuật biểu diễn năm vừa qua. Đây là lần đầu tiên một liên hoan nhạc Jazz được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu sự kiện quan trọng trong đời sống âm nhạc nước nhà.

Hai chương trình truyền hình Anh trai say hi, Anh trai vượt ngànchông gaivới những con số kỷ lục đã tạo ra điểm sáng cho ngành nghệ thuật biểu diễn –lĩnh vực công nghiệp văn hóa trọng điểm của Việt Nam. Cơn sốt săn vé concert Anh trai vượt ngàn chông gaiAnh trai say hi khiến mạng xã hội bùng nổ. Tình trạng cháy vé đều diễn ra ở các concert của hai chương trình. Hệ thống bán vé concert của Anh trai vượt ngàn chông gaithậm chí còn sập chỉ sau ít phút mở bán.

Cùng với đó, công nghiệp điện ảnh ghi những dấu ấn mới với những đạo diễn “nghìn tỉ” như Trấn Thành, Lý Hải với các bộ phim có tổng doanh thu vượt mốc 1.000 tỉ đồng. Với cú xô đổ kỷ lục của “Mai”, Trấn Thành trở thành đạo diễn "nghìn tỉ" đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đó, sau 7 phần, tổng doanh thu của thương hiệu "Lật mặt" đã đưa Lý Hải chính thức trở thành đạo diễn "nghìn tỷ" tiếp theo của điện ảnh Việt.

Không rầm rộ nhưng những doanh thu bất ngờ trong năm 2024 từ bộ phim được thực hiện từ ngân sách nhà nước “Đào, phở, piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn, với con số gần 21 tỉ đồng đã gợi mở cho điện ảnh Việt Nam nhiều hướng phát triển trong thời gian tới.

Đặc biệt, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội tạo dấu ấn kỷ lục với hơn 110 hoạt động, hiện thực hóa sáng kiến của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Lễ hội thu hút gần 30 vạn du khách, lan tỏa tinh thần sáng tạo không giới hạn. Sự kiện đã nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo người dân, cộng đồng sáng tạo, khách tham quan trong và ngoài nước.

7. Công trình mới Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước; khẳng định tầm vóc, quy mô của một thiết chế văn hóa hiện đại, điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 21

Từ ngày 1.11.2024, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan tại địa chỉ mới ở Đại Lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, được thành lập ngày 17.7.1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ hàng vạn hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia, gồm Máy bay MiG-21 số hiệu 4324; Máy bay MiG-21 số hiệu 5121, Tấm Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh; Xe tăng T-54B số hiệu 843.

Năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên diện tích 386.600m² tại phường Tây Mỗ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Bảo tàng có thiết kế hiện đại, tạo dòng chảy lịch sử bằng trực giác với màu sắc phù hợp; với các thành phần trưng bày để khách tham quan tương tác và trải nghiệm, hiểu hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu, nơi bảo tồn và phát huy tinh hoa di sản văn hóa quân sự của dân tộc, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế; phù hợp chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: “Bảo tàng LSQS Việt Nam là một thiết chế đa năng tổng hợp, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội và Quốc gia”.

Quy mô 4 tầng nổi và 1 tầng hầm, diện tích xây dựng 23.198m², tổng diện tích sàn tòa nhà chính 64.640 m², Bảo tàng với nhiều hiện vật độc đáo, giá trị và đang được tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2. Ngay từ những ngày đầu tiên mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ. Khẳng định tầm vóc, quy mô của một thiết chế văn hóa hiện đại, Bảo tàng là một công trình mang biểu tượng thời đại, nhằm triển khai các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020.

8. Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 22

Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tháng 7 năm 2024 là sự kiện quan trọng, nhiều nội dung ký kết hợp tác hiệu quả, thể hiện bước tiến dài về hợp tác du lịch, văn hóa với Hàn Quốc, một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc là đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2022. Hàn Quốc hiện nay là đối tác kinh tế quan trọng số 1 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp FDI 87 tỉ USD. Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu của du khách Hàn Quốc. Từ sau đại dịch Covid-19, Hàn Quốc luôn là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam tại nước ngoài lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ tham dự, khẳng định hợp tác văn hoá, du lịch Việt Nam với các nước ngày càng được quan tâm và coi trọng.

Năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tiếp tổ chức các Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Australia…

Các chương trình được tổ chức tại mỗi thị trường đều mang những dấu ấn, nét độc đáo riêng, nhằm lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Ngoài sự kiện xúc tiến ở Hàn Quốc, Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc vừa qua với sự hiện diện và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cho thấy quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển ngành Du lịch.

9. Lần đầu tiên xúc tiến quảng bá du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 23

Sự kiện này đánh dấu bước đột phá, sự đổi mới sáng tạo trong công tác xúc tiến du lịch Việt Nam nhằm khai thác phát triển du lịch thông qua điện ảnh.

Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại kinh đô điện ảnh Hollywood của Hoa Kỳ với quy mô lớn, thu hút hơn 500 khách mời trong đó có các nhà sản xuất, đạo diễn hàng đầu Hollywood.

Tại Chương trình này, nhiều thoả thuận hợp tác phát triển du lịch, điện ảnh giữa các đơn vị, địa phương của Việt Nam với các nhà làm phim Hoa Kỳ được ký kết.

Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp cho điểm đến Việt Nam và các sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam tới gần hơn doanh nghiệp du lịch, điện ảnh Hoa Kỳ - thị trường lớn của du lịch Việt Nam.

10. Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế, 120 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 24

Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động nhưng du lịch vẫn là một điểm sáng của nền kinh tế. Đón 17 triệu lượt khách quốc tế, 120 triệu lượt khách nội địa, ngành Du lịch đã đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19.

Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành trọng điểm về du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận… đã tự làm mới mình, tổ chức nhiều chương trình du lịch hiệu quả, đón lượng khách quốc tế còn cao hơn thời điểm trước đại dịch và hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế cũng như tổng thu từ du lịch sớm hơn dự kiến.

Năm 2024, Việt Nam vinh dự đón nhận 3 giải thưởng: “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”. Đáng chú ý, đây là lần thứ 6 trong 7 năm qua Việt Nam tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” (vào các năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023, 2024), khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.

11. Làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được công nhận là Làng Du lịch tốt nhất năm 2024 của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism).

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 25

Tháng 11.2024, làng rau Trà Quế được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) vinh danh là Làng du lịch tốt nhất và là đại diện duy nhất của Việt Nam đoạt giải này trong năm nay.

Sự kiện này góp phần vào việc tôn vinh giá trị, lan toả thương hiệu và quảng bá du lịch Hội An, Quảng Nam đến với du khách quốc tế.

Làng rau Trà Quế được hình thành từ thế kỷ XVI và có thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nghề trồng rau hữu cơ lâu đời.

Cách Đà Nẵng 20km, cách Hội An 3km, Trà Quế là địa điểm vô cùng thuận lợi để khách du lịch Hội An có thể trải nghiệm, tìm hiểu đời sống người dân và tìm hiểu về văn hoá địa phương.

Trà Quế hiện có hơn 200 hộ dân với 326 người dân sinh sống. Làng đã đưa vào ứng dụng mô hình dựa vào cộng đồng, gắn quá trình lao động, sản xuất của người dân với hoạt động dịch vụ, du lịch; tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân.

Tháng 4.2022, nghề trồng rau ở Trà Quế được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia thuộc loại tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.

Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất thế giới là một sáng kiến của UN Tourism nhằm mục đích nêu bật những giá trị, sản phẩm, lối sống dựa vào cộng đồng và nông thôn; thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới; phát triển theo hướng xanh, bền vững. Đồng thời, công nhận sự đóng góp của các ngôi làng cho mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc thông qua du lịch.

12. Vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 26

Ngày 15.10.2024, Lễ vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) đã diễn ra sau một năm triển khai thí điểm. Buổi lễ do UBND tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức.

Đây là sự kiện lớn, quan trọng trong năm 2024 của Việt Nam và Trung Quốc và được tổ chức vào thời điểm nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12 – 14.10.2024; hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18.1.1950 – 18.1.2025).

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) là khu hợp tác xuyên biên giới hai nước trên cơ sở Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc - Đức Thiên. Hai bên đã triển khai thí điểm khai thác khu cảnh quan từ 15.9.2023 và đã đạt được kết quả nhất định.

Việc đưa Khu cảnh quan thác vào vận hành chính thức sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân địa phương hai bên biên giới và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đi vào chiều sâu. Trên tinh thần cùng nhau bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng Khu cảnh quan thành khu du lịch đặc sắc.

13. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương thế giới, lần thứ hai vô địch châu Á.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 27

Tại Cúp bóng chuyền thế giới - FIVB Challenge Cup 2024 diễn ra vào đầu tháng 7 ở Philippines, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử cho bóng chuyền nước nhà khi lần đầu tiên giành được huy chương tại một giải đấu cấp độ thế giới. Trong trận tranh hạng Ba với đội tuyển nữ Bỉ (hạng 13 thế giới) vào ngày 7.9.2024, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (hạng 34 thế giới) đã làm nên bất ngờ khi giành chiến thắng với tỷ số 3-1. Trận thắng Bỉ cũng là chiến thắng lớn nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam khi đánh bại một đối thủ hạng 13 thế giới, giúp đội tuyển nữ Việt Nam giành HCĐ tại FIVB Challenge Cup 2024. Đây là một chiến tích của bóng chuyền nữ Việt Nam tại sân chơi cấp độ thế giới.

Trước đó vào cuối tháng 5 cũng tại Philippines, đội tuyển nữ Việt Nam đã bảo vệ thành công chức vô địch Cúp bóng chuyền châu Á - AVC Challenge Cup 2024. Đây được xem là một chiến tích nữa của bóng chuyền nữ Việt Nam.

14. Lực sĩ Lê Văn Công giành HCĐ Paralympic Paris 2024.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 28

Tại Đại hội thể thao lớn nhất thế giới dành cho các VĐV người khuyết tật  - Paralympic Paris 2024 diễn ra tại Pháp vào tháng 9 năm nay, lực sĩ Lê Văn Công đã mang về tấm huy chương duy nhất cho Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam khi giành HCĐ tại hạng cân 49kg môn cử tạ. Ở phần thi của mình, Lê Văn Công có được thành tích tốt nhất 171kg, xếp thứ ba sau 2 VĐV của Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đáng nói là khi thi đấu, Lê Văn Công vẫn chưa hồi phục chấn thương vai, anh phải nén đau để bước lên sàn đấu, chinh phục những giới hạn của bản thân.

Thành tích của Lê Văn Công giúp Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam có kỳ Paralympic thứ ba liên tiếp giành được huy chương sau các năm 2016 và 2021. Đây là tấm huy chương thứ ba liên tiếp của Lê Văn Công tại đấu trường Paralympic. Tấm HCĐ của Lê Văn Công tại đấu trường lớn và khốc liệt nhất thế giới cũng mang ý nghĩa nhân văn về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn lên, hòa nhập với cộng đồng của những người không may mắn, phải chịu thiệt thòi. Đồng thời góp phần khẳng định bản lĩnh, nghị lực của người Việt Nam: luôn vươn lên trong mọi gian khó.

15. Đội tuyển Futsal nữ Việt Nam vô địch Đông Nam Á.

Bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2024 - ảnh 29

Tại Giải Futsal nữ vô địch Đông Nam Á 2024 diễn ra ở Philippines từ ngày 16 đến 21.11, đội tuyển Futsal nữ Việt Nam đã xuất sắc đoạt chức vô địch sau một hành trình đáng tự hào. Đây là lần đầu tiên futsal Việt Nam giành ngôi vô địch Đông Nam Á và cũng là thành tích tốt nhất của bóng đá Việt Nam trong năm nay.

Trước đó hồi tháng 7, tuyển nữ Việt Nam giành ngôi á quân ở giải quốc tế Trung Quốc và vô địch giải quốc tế Thái Lan vào tháng 9. Những thành tích ấn tượng trên sẽ là động lực vô cùng to lớn giúp các cô gái Việt Nam tự tin hướng đến mục tiêu quan trọng nhất của bóng đá nước nhà trong năm 2025 đó là giành vé tham dự World Cup Futsal nữ. Đội sẽ hội quân vào đầu tháng 12 để chuẩn bị cho vòng loại giải vô địch châu Á vào tháng 1.2025 ở Myanmar.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读