Cụ thể,ươngtiệnchứahàngquayvòtài 2/2.5 là gì về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty Toyota Việt Nam nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Về việc nộp thuế, Tổng cục Hải quan phân tích, theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì:
“2. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Trong thời hạn tạm nhập tái xuất mà người khai hải quan đã đăng ký với cơ quan hải quan, phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập - tái xuất chưa phải nộp thuế. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau (…)"
Theo đó, phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập- tái xuất thuộc đối tượng chịu thuế. Trong thời hạn tạm nhập- tái xuất (theo thỏa thuận giữa thương nhân với đối tác và đăng ký với cơ quan Hải quan) thì chưa phải nộp thuế. Quá thời hạn tạm nhập mà chưa tái xuất thì DN phải nộp thuế.
Do đó, DN phải thực hiện thanh khoản thuế đối với từng tờ khai. Vì vậy, việc Công ty đề nghị được thực hiện khâu trừ dữ liệu tạm nhập trên phiếu trừ lùi như trước đây là không phù hợp.