Hãng tin Reuters cho biết,ấtkhẩucủachâuÁvẫnìạnhận định arsenal vs brentford trong quý 3 vừa qua, xuất khẩu của bảy thị trường lớn tại khu vực Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái lan, Hong Kong và Singapore, chỉ tăng có 0,8% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ vào mức tăng 3,1% của xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Các số liệu này tiếp tục củng cố thêm một xu hướng rất đáng lo ngại tại Châu Á - nơi mà xuất khẩu hiện chiếm đến hơn 1/3 tổng sản lượng của nền kinh tế. Tăng trưởng xuất khẩu của châu lục này đã nhanh chóng hạ nhiệt sau khi đạt tới mức đỉnh vào năm 2010, thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau khủng hoảng tài chính.
Các quốc gia tại đây đã không thể giữ được mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới 2 con số như đã làm trong suốt một thập kỷ qua.
“Có một thực tế hiện đang diễn ra ở khắp châu Á đó là xuất khẩu của châu lục này đã không tăng trong 2 năm qua”, Tim Condon, Trưởng bộ phận nghiên cứu tài chính tại Viện Tài chính Hà Lan ING tại Singapore cho biết. “Theo tôi, đó đơn giản là do chi tiêu toàn cầu sụt giảm”, Condom chia sẻ.
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rang, Châu Á hiện đang phải đối mức tăng trưởng chậm và cả các triển vọng kinh tế bấp bênh ngay cả khi nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ đang phục hồi một cách tích.
Các nhà kinh tế nhận định, nếu xuất khẩu không thể bù đắp được mức lãi suất không ngừng tăng lên, cộng với dòng vốn đầu tư toàn cầu đang suy giảm như hiện nay, châu Á sẽ phải nhờ vào nhu cầu trong nước để có thể vượt qua thời điểm khó khăn này. Tuy nhiên, việc này lại không hề dễ dàng với nền dân số đang già đi kèm theo một loạt các rào cản cấu trúc khác.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục, sự thất bại của ngành xuất khẩu châu Á cũng đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi giữa các nhà kinh tế về việc liệu châu lục này có bị mất đi khả năng cạnh tranh của mình, khi mà tiền lương cũng như các chi phí khác tăng lên nhanh chóng.
Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ và Văn phòng Phân tích Kinh tế cho rằng, thị phần xuất khẩu của châu Á vào Mỹ không ngừng tăng lên từ năm 2002, đi cùng với mức tăng đều đặn của xuất khẩu Trung Quốc vào thị trường này, kể từ năm 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
“Hiện chưa có một bằng chứng thuyết phục nào về việc sức cạnh tranh của ngành xuất khẩu Châu Á đang đi xuống,” Johanna Chua, trưởng nhóm phân tích kinh tế châu Á của Citygroup tại Hong Kong nhận định.
Thu Trà (Theo Reuters)