当前位置:首页 > Cúp C1

【nagoya đấu với vissel kobe】Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng giảm nhiệt nhưng chưa như kỳ vọng

Nhiều mặt hàng thiết yếu đang giảm giá

Với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của các bộ,ánhiềumặthàngtiêudùnggiảmnhiệtnhưngchưanhưkỳvọnagoya đấu với vissel kobe ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá, giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu đã hạ nhiệt sau khi giá xăng dầu giảm sâu trong gần 2 tháng qua.

Tại Hà Nội, để kiềm chế lạm phát, ngày 11/7/2022, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn năm 2022. Đến nay, chương trình này đã có tác động nhất định, một số mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu giảm giá. Đặc biệt, trong 2 tuần vừa qua tại các chợ dân sinh ở Hà Nội đã ghi nhận sự giảm giá khoảng 5 - 10% đối với các mặt hàng tươi sống. Giá thực phẩm giảm khiến những người tiêu dùng cảm thấy dễ chịu hơn.

Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng giảm nhiệt nhưng chưa như kỳ vọng
Người tiêu dùng ghi nhận sự giảm giá của nhiều mặt hàng.

Phản ánh của người nội trợ cho thấy, đa số các mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống khu vực quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm đều duy trì mức giá ổn định hoặc giảm nhẹ. Cụ thể, rau muống giảm khoảng 1.000 - 2.000 đồng/mớ; rau ngót, mồng tơi giảm khoảng 2.000 - 3.000 đồng/mớ; cà chua giảm khoảng 5.000 đồng/kg; mướp đắng giảm từ 25.000 đồng/kg xuống còn 20.000 đồng/kg... Tuy nhiên, thịt lợn vẫn giữ giá khoảng 135.000 - 175.000 đồng/kg tùy loại, thịt bò từ 225.000 - 310.000 đồng/kg tùy loại, thịt gia cầm khoảng 180.000 đồng/kg; trứng gà, vịt tiếp tục giữ giá cao khoảng 35.000 - 40.000 đồng/chục.

Theo bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết ngoài các chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị cũng thực hiện giảm giá, như: Tại siêu thị Winmart thực hiện giảm giá với các sản phẩm thịt bò ngoại như gầu bò Canada (500g) và thịt nạc vai bò Canada (500g) cùng giảm 10%, lần lượt còn 149.200 đồng và 154.000 đồng/kg; bắp bò Tây Ban Nha (loại 500g) và lõi rùa bắp bò Tây Ban Nha (500g) lần lượt giảm 5% và 3%, còn 141.900 đồng và 201.900 đồng/kg... Còn tại các siêu thị, giá một số mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, gạo, mắm muối cũng đang hạ nhiệt từ 4 - 15% so với trước.

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, người tiêu dùng cũng ghi nhận sự giảm giá của nhiều mặt hàng thiết yếu. Điển hình như mặt hàng dầu Neptune loại 1 lít được áp dụng từ tháng 8 có giá khoảng 56.900 đồng/lít, giảm 2% so với tháng 6; dầu Meizan giảm khoảng 9% còn gần 42.000 đồng/lít... Giảm sâu nhất là dầu ăn Orchid giảm 13% còn khoảng 36.200 đồng/lít.

Còn nhiều dư địa để giảm giá hàng tiêu dùng

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế và cảm nhận của người tiêu dùng, với việc giá xăng giảm sâu đến hơn 8.000 đồng/lít trong thời gian qua, thì giá nhiều mặt hàng, dịch vụ, đặc biệt là cước vận tải vẫn chưa giảm giá như kỳ vọng.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng, phản ứng dây chuyền về giá khác nhau ở hai chiều: nếu giá xăng tăng thì các mặt hàng tăng ngay được, nhưng khi giá xăng xuống thì tác động chậm hơn. Hiện nay Nhà nước đang đứng trước một cơ hội sẽ đưa mặt bằng giá cả xuống thấp, kìm đà tăng lạm phát khi giá bán lẻ xăng dầu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp can thiệp, kiểm soát về giá từ cơ quan quản lý nhà nước thì việc giảm giá các mặt hàng, dịch vụ sẽ khó lòng trở thành hiện thực.

Tăng cường các biện pháp kiểm soát giá

Để bình ổn giá tiêu dùng khi giá xăng dầu đã giảm sâu, theo các chuyên gia kinh tế, cần có sự phối hợp giữa các các bộ, ngành quản lý và địa phương trong việc kiểm tra, giám sát. Đối với các doanh nghiệp có kinh doanh vận tải phải buộc kê khai giá để kiểm soát được chi phí và giá thành. Đối với các mặt hàng khác, tại siêu thị lớn nếu mặt bằng giá giảm chưa hợp lý cần phải yêu cầu giảm giá. Khi đó, sẽ kéo theo tác động dây chuyền tới các chợ truyền thống bên ngoài.

Bàn về giải pháp để giá hàng hoá giảm theo xăng dầu, các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý cũng đồng thuận là cần giảm nhanh giá cước vận tải, tuy nhiên việc này đang diễn ra chậm chạp. Trong khi đây là dư địa để giảm giá tiêu dùng trong thời gian tới.

Về vấn đề này theo chuyên gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long, giá cước vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành chi phí giá của tất cả các hàng hóa khác. Chính giá cước giảm chậm đã khiến nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống dân sinh, thậm chí rau cỏ ngoài chợ cũng vin vào lý do này không giảm theo.

Liên quan đến thông tin giá xăng giảm 5 lần liên tiếp, về mức hơn 23.000 đồng nhưng giá cước vận tải lại chưa có sự điều chỉnh tương ứng, gây bức xúc cho hành khách, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, vừa qua đơn vị này đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải rà soát các chi phí cấu thành giá, kê khai giảm giá cước.

Theo ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, xăng dầu đã giảm giá 5 lần liên tiếp, tỷ lệ giảm lên đến hơn 20%, qua đó các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thành phố phải thực hiện rà soát các chi phí cấu thành giá, thực hiện kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu tiếp tục giảm; thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá đã kê khai theo quy định.

分享到: