【ti so bóng đá】Tổ hòa giải khu phố 7, phường Chánh Nghĩa, Tp.Thủ Dầu Một: Tiếng nói thuyết phục từ sự uy tín

 Các hòa giải viên thuộc Tổ hòa giải khu phố 7,ổhòagiảikhuphốphườngChánhNghĩaTpThủDầuMộtTiếngnóithuyếtphụctừsựuytíti so bóng đá phường Chánh Nghĩa phần lớn là những người lớn tuổi, có thâm niên và uy tín tại địa phương. Điều này đã tạo thuận lợi không nhỏ trong việc hàn gắn những mối quan hệ rạn nứt trong khu phố, trong nội bộ các gia đình. Bằng những nỗ lực của mình, các thành viên thuộc Tổ hòa giải khu phố 7, phường Chánh Nghĩa đã hòa giải thành hàng trăm vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong gần 15 năm qua, từ đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường...

 Tổ hòa giải khu phố 7 tham gia hòa giải một vụ tranh chấp ranh đất tại trụ sở khu phố

 Những hòa giải viên tâm huyết

Tổ hòa giải khu phố 7, phường Chánh Nghĩa đã thành lập được khoảng 15 năm với 3 thành viên chủ chốt. Những năm gần đây, Tổ hòa giải mở rộng thêm 2 thành viên, nâng số hòa giải viên lên 5 người; trong đó Trưởng ban Điều hành khu phố là Tổ trưởng Tổ hòa giải. Là những người sinh sống tại địa phương, gần gũi với người dân trên địa bàn khu phố nên khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột giữa các hộ gia đình, các thành viên Tổ hòa giải luôn là người nắm bắt thông tin khá sớm và kịp thời vào cuộc.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng ban Điều hành khu phố 7, Tổ trưởng Tổ hòa giải, là người sâu sát với cuộc sống của bà con trong khu phố, ông luôn được bà con tin tưởng, nể trọng. Từ sự uy tín cá nhân, mỗi khi có vấn đề khúc mắc trong cuộc sống, bà con luôn tin tưởng trình bày với vị hòa giải viên nhiệt tình này. Tham gia hòa giải hầu hết các vụ tranh chấp, mâu thuẫn, ông Hoàng Anh không nhớ cụ thể trong suốt 15 năm qua mình đã hòa giải bao nhiêu vụ. Chỉ biết rằng, khi nhận được phản ánh của các đương sự trong xóm, ông nhanh chóng cùng các thành viên Tổ hòa giải có mặt để kịp thời hòa giải cho đôi bên, địa điểm hòa giải có khi là tại trụ sở Ban Điều hành khu phố, có khi là tại nhà của các đương sự.

Cùng sâu sát, gắn bó với công tác hòa giải gần 15 năm qua, ông Nguyễn Tứ Lâm (sinh năm 1963), Bí thư Đảng ủy khu phố 7 với tư cách là một hòa giải viên cũng đã tham gia nhiệt tình trong các vụ hòa giải. Mỗi vụ hòa giải thành, ông Lâm và các thành viên của Tổ hòa giải luôn cảm thấy rất vui. Làm thế nào để hàn gắn những mối quan hệ đổ vỡ, đem lại sự thống nhất cho đôi bên đương sự là nỗi băn khoăn thường trực của ông Lâm và các thành viên thuộc Tổ hòa giải khu phố 7.

Hòa giải thành nhiều vụ phức tạp

Cách đây không lâu, trên địa bàn khu phố xảy ra mâu thuẫn giữa chủ một công ty kinh doanh, phân phối bánh kẹo, nước ngọt với nhân viên. Do nhân viên đã “ăn chặn” tiền trong nhiều đợt xuất hàng, có xuất hóa đơn nhưng lại không đưa tiền lại cho chủ cơ sở, gây thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng. Từ chỗ mâu thuẫn gay gắt, chủ cơ sở đã trông cậy vào sự uy tín của Tổ hòa giải để đem lại tiếng nói công bằng cho mình. Được vận động, thuyết phục, giải thích đúng sai, cuối cùng người nhân viên của công ty này đã thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng ý thực hiện việc bồi thường cho chủ doanh nghiệp bằng cách khấu trừ tiền lương mỗi tháng. Thay vì đuổi nhân viên, chủ doanh nghiệp cũng đồng tình với ý kiến của hòa giải viên rằng sẽ tạo điều kiện để cả hai hàn gắn tình cảm, tiếp tục làm việc chung, tạo cơ hội để nhân viên có thu nhập, từ đó sửa sai. Cả hai đã giữ được mối quan hệ tốt đẹp sau hòa giải.

Không chỉ hòa giải thành các vụ tranh chấp ranh đất, mâu thuẫn nợ nần, hôn nhân gia đình, môi trường, gây mất trật tự do hát karaoke, mở nhạc ồn ào... giữa các hộ trong xóm, đến những vụ mâu thuẫn trong gia đình cũng được hòa giải thành. Đó là vụ mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng già với cô con gái liên quan đến căn nhà họ sinh sống. Người con gái mặc dù sống tại địa phương khác nhưng đã thuyết phục cha mẹ sang tên ngôi nhà cho mình, để thuận lợi cho việc thế chấp ngân hàng, lấy vốn làm ăn. Sau khi đạt được ý nguyện, người con gái lại yêu cầu cha mẹ rời khỏi ngôi nhà để cô bán luôn nhà. Cha mẹ cô đứng trước nguy cơ mất trắng tài sản, không nơi nương tựa đã phải nhờ đến Tổ hòa giải khu phố.

Qua nhiều lần các thành viên trực tiếp đến nhà vận động, người con gái đã nhìn ra lỗi lầm của mình, sau đó cô về sống với cha mẹ, ngôi nhà cũng không bị đem bán nữa. Khi người cha mất, cô gái vẫn tiếp tục sống và phụng dưỡng mẹ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng ban Điều hành khu phố 7, là Tổ trưởng Tổ hòa giải, cho biết: “Khu phố 7 bao gồm 10 tổ dân phố có 670 hộ với 2.578 nhân khẩu. Chúng tôi luôn nhận thức được công tác hòa giải cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật vào đời sống của nhân dân. Khi nhận được các hồ sơ vụ việc, chúng tôi nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan và ý kiến của cấp trên để giải quyết. Các buổi hòa giải đều tuân thủ đúng các nguyên tắc quy định trong Luật Hòa giải cơ sở và bảo đảm đúng, đủ thành phần tham dự”.

Trong 5 năm vừa qua, Tổ hòa giải khu phố 7 nhận được 28 vụ, nội dung chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, tranh chấp dân sự và đã đưa tất cả các đơn ra hòa giải. Kết quả hòa giải thành được 25 vụ, đạt tỷ lệ 89,3%. Với những thành tích đã đạt được, Tổ hòa giải khu phố 7 vinh dự nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.

Bà Phạm Thị Huê Dung, Phó Chủ tịch UBND phường Chánh Nghĩa, cho biết: ”Hiện nay phường Chánh Nghĩa có 12 Tổ hòa giải cơ sở với 70 hòa giải viên. Các hòa giải viên hầu hết là những người am hiểu pháp luật và có uy tín trong nhân dân.

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên; chú trọng chất lượng, am hiểu pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên; tăng cường theo dõi, kiểm tra việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động hòa giải. Ngoài ra, UBND phường tiếp tục đẩy mạnh các hình thức giao lưu để các hòa giải viên được thường xuyên học hỏi kinh nghiệm. Hội thi hòa giải viên là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả cao nhất, các hòa giải viên sẽ góp phần tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng khác. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức các hội thi hòa giải viên tại cơ sở.

 TÂM TRANG 

Thể thao
上一篇:'Năm qua, tôi đã làm gì...'
下一篇:Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017