Đường xá khó khăn là một trong những rào cản của thợ điện vùng cao |
Vượt qua khó khăn
Trên hành trình từ thành phố Hà Giang đến trung tâm huyện Bắc Mê,ợđiệnBắcMêsoi keo osasuna dù chỉ hơn 50km nhưng có đến cả nghìn khúc cua. Trên cung đường này, hiếm có đoạn nào thẳng quá được 100m. Đặc biệt là cung đường đi Bắc Mê, đuôi xe chưa ra khỏi khúc cua trước thì đầu xe đã vào khúc cua sau, mà toàn là những đoạn khúc khuỷu dốc đứng cua tay áo…
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, anh Đặng Văn Thăng - Giám đốc Điện lực Bắc Mê - cho biết, ở Bắc Mê, do chỉ trông chờ ngân sách của tỉnh nên những năm qua, nhiều con đường đã xuống cấp. Đường xuống nhiều xã ở huyện xe ôtô không vào được, một số xã vẫn phải đi đò chứ chưa có cầu, với nhiều thôn, bản đến xe máy cũng khó đi hoặc không đi được. “Những người thợ điện nhiều khi đi sửa chữa sự cố chỉ có thể đi bộ vào các điểm sự cố” - anh Đặng Văn Thăng nói.
Cơ sở hạ tầng lưới điện nông thôn ở Bắc Mê lạc hậu, cũ nát và xuống cấp. Mặc dù ngành điện tiếp nhận lưới điện nông thôn từ năm 2009 nhưng đến nay, cơ sở hạ tầng lưới điện nông thôn ở Bắc Mê chỉ có 1 pha và cột sắt, nhiều điểm từ trạm biến áp đến cuối nguồn có độ dài đến 5km khiến tổn thất điện năng cao, doanh thu tiền điện mỗi tháng của nhiều trạm biến áp chỉ từ 400.000 - 500.000 đồng. Trong khi đó, các trạm biến áp chủ yếu nằm ở các xã vùng sâu, vùng xa, phụ tải không tập trung; địa hình đồi núi phức tạp, bị chia cắt bởi các khe suối, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho việc đi lại, ảnh hưởng đến công tác thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng…
Bảo đảm cung ứng điện ổn định
Với sự chỉ đạo từ Công ty Điện lực Hà Giang, Điện lực Bắc Mê đã có những nhận định, khoanh vùng, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến tổn thất của từng cấp điện áp. Các giải pháp giảm tổn thất điện năng được thực hiện theo hướng ưu tiên, khu vực nào có tổn thất cao, sản lượng điện hàng tháng lớn thì tiến hành tập trung xử lý khắc phục trước. Nhờ đó, năm 2016, Điện lực Bắc Mê đã thực hiện giảm tổn thất điện năng thấp hơn mức chỉ tiêu giao 0,22%.
Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua tổng đài 19006769, đơn vị nào để khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ thì sẽ bị ảnh hưởng đến công tác thi đua cuối năm. Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Thăng, các xã Thượng Tân, Yên Cường… hiện nay vẫn phải đi đò; sau 19 - 20 giờ, đò không còn hoạt động khiến công nhân đi sửa chữa điện dưới các thôn bản gặp khó khăn. “Nhiều trường hợp khách hàng gọi báo sự cố vào ban đêm, chúng tôi phải gọi điện về công ty để thông báo tình hình và báo lịch sửa chữa, khi có đò mới phục vụ được khách hàng” - ông Đặng Văn Thăng chia sẻ.
Để từng bước vượt qua khó khăn, Điện lực Bắc Mê đã đưa ra nhiều giải pháp. Cụ thể: Nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ ngày, đêm, đột xuất sau sự cố; phát hiện sớm các khiếm khuyết, các nguy cơ sự cố để có biện pháp, phương án khắc phục, không để xảy ra sự cố chủ quan. Đồng thời, thường xuyên cân pha phụ tải, lập phương án san tải cho các trạm biến áp, đường dây 0,4kV, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó, phân công các khu vực trực sửa chữa; không để kéo dài thời gian sự cố; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Độ tuổi cán bộ, công nhân viên Điện lực Bắc Mê ở mức cao, trung bình 45 - 46 tuổi. Điều này gây khó cho các công việc liên quan đến trèo cột điện để sửa chữa, bảo dưỡng; trong khi ngành điện hiện nay chưa có chính sách tuyển dụng thêm lao động. |