【tỷ le keo】Nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Cần có quy định kiểm soát số lượng các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu | |
Cụ thể,ềusaiphạmtronghoạtđộngkinhdoanhxăngdầtỷ le keo rõ ràng thẩm quyền xử phạt của Hải quan trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu và khí | |
Phối hợp chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu |
Lực lượng QLTT Lạng Sơn kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. |
Đủ loại vi phạm
Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Năm 2020, lực lượng QLTT cả nước đã tiến hành kiểm tra 4.550 vụ việc liên quan đến mặt hàng xăng dầu, xử lý 1.291 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 14 tỷ đồng; tịch thu, tạm giữ gần 79.000 lít xăng dầu các loại với trị giá hàng hóa trên 1,5 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là nhân viên trực tiếp bán hàng hóa không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định; đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối; buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng. |
Thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), có hàng chục sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu đã bị lực lượng này phát hiện, xử lý. Điển hình như tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo (điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép).
Cũng có những trường hợp đối tượng không niêm phong kẹp chì nắp bồn xe chứa xăng dầu; bán xăng dầu ngoài hệ thống; kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực; bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, thậm chí bán xăng dầu nhập lậu. Không những vậy, một số cá nhân còn sử dụng phương tiện đo không có chứng chỉ kiểm định; tự ý điều chỉnh giá, treo biển không bán hàng, cố ý che bảng thông tin cột bơm…
Chia sẻ với phóng viên, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT (Tổng cục QLTT) Thân Đức Công cho rằng, hiện nay trên thị trường, việc mua bán các chất dung môi, phụ gia, chế phẩm dùng để pha chế xăng dầu diễn ra phổ biến. Chính vì vậy, nếu các đối tượng cố ý gian lận về xăng dầu thì rất dễ thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay một cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ có một đầu mối cung cấp. Doanh nghiệp đầu mối phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu kinh doanh trong hệ thống cửa hàng đại lý của mình. Việc báo cáo quyết toán do cơ quan Thuế thực hiện và chịu trách nhiệm, còn cơ quan QLTT chỉ phối hợp với cơ quan Thuế trong việc dán tem cột bơm. Do vậy, để ngăn chặn hành vi gian lận cần sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc xác định gian lận thương mại của các đại lý kinh doanh xăng dầu thông qua kê khai hóa đơn và niêm phong dán tem cột bơm.
“Khó khăn ở chỗ, các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước tương đối đầy đủ trong vấn đề chống hàng giả, tuy nhiên cần có những văn bản cụ thể hơn nữa trong việc xác định thế nào là xăng dầu giả, kém chất lượng... Cơ quan QLTT chưa được cấp trang thiết bị để kiểm tra nhanh chất lượng xăng dầu, thiếu kho chuyên dụng để chứa xăng dầu vi phạm, do vậy khi kiểm tra, tạm giữ cơ bản phải thuê kho hoặc giao cho doanh nghiệp tự bảo quản dẫn đến khó kiểm soát dễ gây thất thoát”, ông Thân Đức Công nhấn mạnh.
Cần phối hợp trao đổi thông tin
Thời gian qua, lực lượng QLTT thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai công tác chống gian lận thương mại, nhất là đối với mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý vẫn còn nhiều khó khăn vì đây là mặt hàng có nhiều ngành cùng tham gia quản lý.
Theo ông Thân Đức Công, các đơn vị liên quan cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng ngành để tránh kiểm tra, xử lý chồng chéo và đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Mặt khác, tăng cường thông tin về quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục mới ngăn chặn hiệu quả vi phạm về chất lượng xăng dầu.
Trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ thường xuyên phối hợp với các cơ quan Công an, Thanh tra Khoa học-Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phân tích, giám định mẫu xăng dầu giả, kém chất lượng qua nguồn tin báo của người dân. Lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu tại thị trường trong nước. Theo đó, yêu cầu các đơn vị kinh doanh ký cam kết không kinh doanh xăng dầu nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và gian lận đo lường để người kinh doanh, doanh nghiệp chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
Ngày 1/3/2021, Tổng cục QLTT có công văn yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng: Công an, Sở Khoa học- Công nghệ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và lấy mẫu giám định chất lượng đối với mặt hàng xăng dầu; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nắm bắt các hoạt động kinh doanh xăng dầu (địa điểm lưu kho, bồn chứa, địa điểm tồn trữ xăng dầu cũng như các chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu) để kịp thời phát hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là hành vi pha trộn xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng... |