Lại xảy ra một vụ tai nạn giao thông (TNGT) đau lòng liên quan đến học sinh (HS). Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12 giờ ngày 4-3. Khi một chiếc xe ba gác lưu thông trên quốc lộ 13, theo hướng từ TP.Thủ Dầu Một đi TX.Bến Cát đến đoạn phường Tân Định thì có một HS lớp 11 chạy xe máy phân khối lớn theo chiều ngược lại. Tài xế xe ba gác không kịp xử lý đã tông trúng. Sau cú tông mạnh, em HS bị ngã, đầu đập xuống đường chết tại chỗ.
Trước đó, tại TX.Tân Uyên cũng đã xảy ra một vụ TNGT liên quan đến HS. Vào ngày 7-12-2018, trong lúc điều khiển xe máy phân khối lớn trên đường về nhà, một HS lớp 7 chạy xe phân khối lớn do tránh cuộn dây cáp trên đường đã xảy ra va chạm với xe tải khiến nạn nhân bị xe tải kéo lê trên đường. Người dân phát hiện, tri hô xe tải dừng lại đưa nạn nhân vào bệnh viện nhưng đã tử vong ngay sau đó.... Những vụ TNGT liên quan đến các em HS khiến chúng ta suy nghĩ, đặc biệt là những phụ huynh. Vấn đề đặt ra ở đây là các em đều chưa đủ tuổi điều khiển xe máy phân khói lớn nhưng vì sao người lớn lại giao xe cho các em chạy mà không lường trước được hậu quả? Vai trò của gia đình trong việc quản lý con em mình sử dụng xe phân khối lớn như thế nào? Bên cạnh đó cũng cần phải đặt ra vai trò của nhà trường trong việc quản lý HS đi xe máy phân khối lớn. Trước đây, trong các bài viết phản ánh về thực trạng HS đi xe máy phân khối lớn đến trường, P.V Báo Bình Dương đã ghi nhận nhiều trường học mở bãi giữ xe phân khối lớn cho HS ngay trong trường. Sau khi báo phản ánh, nhiều trường học đã chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên khi đó một số HS đi xe phân khối lớn lại mang xe ra các điểm giữ xe cạnh trường để gửi. Vậy vấn đề tiếp theo đó là ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các em HS. Nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong HS, nhiều địa phương đã phối hợp với Cảnh sát giao thông đến tận các trường học tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật ngay tại trường. Với hình thức tuyên truyền miệng trực tiếp, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật và xửlýtình huống giả định, các báo cáo viên đã phổ biến những quy định cơ bản trong Luật Giao thông đường bộ cho HS và giáo viên tại trường. Có nhiều trường còn cấp phát tờbướm, tờ rơi cónội dung pháp luật đểgiáo viên tuyên truyền cho các em học sinh trong buổi sinh hoạt dưới cờvà trong tiết học môn giáo dục công dân... Đối với phụ huynh, nhiều nhà trường đã vận động, yêu cầu cam kết không giao xe phân khối lớn cho con em mình đi học; thậm chí một số trường học còn tổ chức cho HS tham gia tuyên truyền an toàn giao thông trên đường nhằm nhắc nhở phụ huynh đưa đón con không nên dừng đỗ sai quy định gây cản trở giao thông; nhắc nhở các bạn đồng trang lứa không điều khiển xe phân khối lớn đến trường... Các giải pháp đã được đề ra, có lẽ điều cần thiết nhất và có tác dụng nhanh nhất là mỗi người lớn, người thân của các em phải chính là những tấm gương cho con em mình khi tham gia giao thông; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mỗi HS được nâng lên thì những vụ TNGT liên quan đến các em sẽ giảm xuống. L.T.P |