设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【kq bóng đá ý】Giải ngân đầu tư công chậm là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng 正文

【kq bóng đá ý】Giải ngân đầu tư công chậm là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-10 22:18:35
Quảng Trị: Điều chuyển vốn 7 dự án đầu tư công chậm giải ngân Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 10 tháng mới giải ngân được trên 51% kế hoạch vốn đầu tư công

Sáng 28/10,ảingânđầutưcôngchậmlàđiểmnghẽnmớitrongtăngtrưởkq bóng đá ý Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Sợ trách nhiệm, sợ sai thì khó thúc đẩy xã hội phát triển

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng tiến độ giải ngân các chương trình, dự án cho thấy rõ đây là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng, khi một trong các kênh phục hồi kinh tế quan trọng, là kích cầu đầu tư, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó như đã được thiết kế và kỳ vọng. Theo đại biểu, nguyên nhân giải ngân chậm có yếu tố chủ quan của con người, bộ máy vẫn là khâu quyết định.

“Tôi không đồng tình với suy nghĩ của cán bộ “thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”. Từ chủ trương chính sách hết sức đúng đắn của Đảng, Quốc hội thể chế hóa, luật hóa, Chính phủ đã điều hành rất quyết liệt, nhưng cấp cơ sở thì tâm lý “e ngại”, “sợ sai”, “đùn đẩy”, “sợ trách nhiệm”… như vậy thì làm sao có thể thúc đẩy xã hội phát triển”- đại biểu nêu quan điểm.

Tạ Thị Yên

Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên)

Theo đại biểu, Quốc hội đã khẩn trương làm ngày, làm đêm để các chủ trương, chính sách mới sớm đi vào cuộc sống, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất xa so với kỳ vọng, mục tiêu, nhiệm vụ được thiết kế trong chính sách kèm theo nguồn lực tài chính công.

Nhắc lại, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê bình hiện tượng này và đã từng nói thẳng: “ai không làm thì đứng sang một bên”- đại biểu đoàn Điện Biên đề nghị Chính phủ cần siết chặt hơn nữa kỷ luật hành chính, kỷ cương công vụ, đánh giá cán bộ theo kết quả công việc cụ thể. Nếu cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện không hiệu quả thì cần xem xét lại việc bố trí cán bộ, thuyên chuyển, bố trí công việc khác phù hợp hơn với năng lực sở trường.

Ghi nhận và đồng tình cao với những kết quả đạt được trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức của năm 2022, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cũng chỉ rõ những hạn chế trong chậm giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ… Theo đại biểu, nguyên nhân chủ yếu là do việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ, công tác phân bổ vốn giao vốn còn chậm dẫn đến độ trễ của chính sách quá dài. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp để khắc phục, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu, rút ngắn thời gian phân bổ vốn giao vốn.

Áp lực giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn

Quan tâm đến tình hình triển khai thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) nêu rõ các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, sớm triển khai đi vào cuộc sống ngày nào thì cử tri và nhân dân miền núi sớm được hưởng lợi từ các chương trình ngày đó.

Tuy nhiên, thời gian thực hiện chương trình là 5 năm, đến nay đã 2 năm trôi qua, việc thực hiện còn chậm, nhiều báo cáo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư 9 tháng năm 2022 mới đạt 2,86% và điều này sẽ tạo áp lực cho những năm cuối của giai đoạn, khó khăn trong thực hiện ở địa phương.

Để triển khai các chương trình, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 66 văn bản quản lý và phân bổ nguồn lực tổ chức thực hiện. Tính cả văn bản điều hành và văn bản giải đáp các vướng mắc, khó khăn của địa phương là 118 văn bản. Tuy nhiên, việc ban hành một số văn bản còn chậm, có văn bản hướng dẫn còn quy định nguyên tắc chung chung, chưa bao quát, đánh giá hết tình hình ở địa phương.

Giải ngân đầu tư công chậm là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu)

Ngoài ra, một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có hướng dẫn thực hiện; có chương trình việc xây dựng phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2022 còn chậm, chưa đúng với yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Từ thực tế này, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, tăng cường việc giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, chỉ trình HĐND cấp tỉnh những nội dung thuộc về cơ chế, chính sách; cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn năm 2022 và trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa từ trung ương đến cơ sở.

Dự kiến chiều 28/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời, giải trình một số vấn đề liên quan đến đầu tư công.

Giải trình tại phiên họp về nội dung giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, các chương trình mục tiêu quốc gia tính đến thời điểm hiện nay được đánh giá là chậm do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan là do Chương trình mục tiêu là chương trình mới, nhiều đối tượng, nhiều dự án cũng nhỏ lẻ, manh mún; quy trình, thủ tục theo các quy định của pháp luật cũng phức tạp.

Về chủ quan, việc ban hành văn bản ở các bộ, ngành, địa phương mặc dù đã có chỉ đạo phối hợp, tuy nhiên cũng có những nội dung chưa được kịp thời; công tác chỉ đạo ở các địa phương chưa thực sự quyết liệt…

Nêu một số giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ kịp thời cập nhật những khó khăn để đề xuất xử lý; tăng cường có cách kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của các ban, bộ, ngành trung ương; tăng cường phát huy vai trò người đứng đầu của các cấp, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là chương trình lớn, khó, địa bàn rộng, cần sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung tay của toàn xã hội. Do vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, chia sẻ và tăng cường giám sát đối với Chính phủ, các bộ, ngành địa phương để chương trình triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

热门文章

1.5971s , 7236.109375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq bóng đá ý】Giải ngân đầu tư công chậm là điểm nghẽn mới trong tăng trưởng,88Point  

sitemap

Top