【epl có bao nhiêu vòng】Thăng hạng năng lực cạnh tranh quốc gia: “Thăng” đã khó, “trụ” còn khó hơn
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 02:52:55 评论数:
Cải thiện năng suất lao động để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia | |
Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 | |
Cải thiện mạnh mẽ hơn năng lực cạnh tranh quốc gia | |
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ doanh nghiệp |
Cải thiện môi trường kinh doanh sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Ảnh: ST. |
Lợi thế từ tăng trưởng
Nhận xét về kết quả đạt được của Việt Nam trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh, các chuyên gia và DN đều ghi nhận nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành trong các hoạt động về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là việc nỗ lực ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ngoài ra, điều này còn được hỗ trợ nhờ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và những hoạt động nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, đây là kết quả minh chứng cho công cuộc cải cách bền bỉ mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành suốt thời gian qua.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, trong các chỉ số, nhiều chỉ số đã được chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao như chỉ số về mong muốn đầu tư cũng như cải thiện môi trường đầu tư, điều này thể hiện ở sự tích cực trong thay đổi chính sách thuế, tăng cường thông tin, giao dịch điện tử của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều lợi thế tuyệt đối về an ninh chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh kinh tế, thương mại và chính trị nhiều nước bị “xáo trộn”.
Cụ thể, khi nhiều quốc gia trên thế giới bị suy giảm tốc độ tăng trưởng, thì tăng trưởng GDP năm 2019 ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới, tới 7,31%, GDP 9 tháng tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm gần đây. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao những nỗ lực về cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tiếp tục khẳng định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 đạt 6,8%; Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng 6,9% năm 2019 và duy trì đến năm 2021. Mới đây, dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết Việt Nam cùng 4 nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay.
Đặc biệt, dư địa lớn nhất và nguồn lực lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế, tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt. Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, cả nước có 11.787 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 140,2 nghìn tỷ đồng, cùng với đó là hàng nghìn DN quay trở lại hoạt động. Điều này cho thấy niềm tin của cộng đồng DN vào nền kinh tế và môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ngoài ra, lạm phát thấp, chính sách tiền tệ ổn định, chính sách tài khóa chặt chẽ, nợ công giữ trong giới hạn cho phép… càng giúp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam có được thứ hạng cao trong mắt các nhà đầu tư.
Nếu “đi chậm” sẽ khó giữ thứ hạng
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), dù thứ hạng năng lực cạnh tranh đã cao nhưng so với các nước trong khu vực vẫn còn xa, nên chúng ta phải tiếp tục nỗ lực, mỗi năm lên vài bậc thì sau 1 thập kỷ mới tiến tới bằng các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia… Bởi hiện nay, năng lực cạnh tranh của chúng ta vẫn đang xếp sau 6 quốc gia là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines nên những việc cần làm để lọt vào nhóm ASEAN 4 vẫn còn rất nhiều.
Do đó, phải thẳng thắn nhìn nhận là nếu Việt Nam đi chậm lại trong tiến trình cải cách nền kinh tế cũng như chủ quan thì nhiều quốc gia khác sẽ vượt lên và Việt Nam khó giữ được thứ hạng như hiện nay. TS. Nguyễn Đức Thành cho biết, Việt Nam có nhiều chỉ số cải thiện nhưng nhìn sâu vào bên trong thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng e ngại, như chỉ số về kỹ năng lao động, chất lượng lao động… điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động và ảnh hưởng tới cạnh tranh quốc gia. Hơn nữa, về vấn đề chuyển đổi số, các DN Việt Nam còn ở giai đoạn rất sơ khai, vẫn manh mún và bị “chia cắt”, chưa liên kết với nhau nên để tạo thành động lực bứt phá cho môi trường kinh doanh, đầu tư vẫn là vấn đề cần nhiều thời gian để giải quyết.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nếu năng suất lao động không cải thiện nhanh chóng hơn thì thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam sẽ tự “rơi” xuống mức thấp. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện một số luật về các lĩnh vực kinh doanh mới, số lĩnh vực của nền kinh tế vẫn chưa đi vào thực chất nên khó đáp ứng cho nhu cầu phát triển nhanh hơn, cao hơn của nền kinh tế. Hơn nữa, vị chuyên gia này còn nhấn mạnh đến sự thiếu liên kết, chưa tạo thành chuỗi giá trị của các DN trong nước, khiến khó tạo thành động lực cho thu hút đầu tư cũng như tăng năng suất lao động.
Cùng với những yếu tố trên, các chuyên gia và DN còn lưu ý đến vai trò của cơ quan quản lý trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và quốc gia. Bởi hiện nay, tình trạng “luật chồng luật”, thủ tục hành chính “nhiêu khê”, thủ tục đầu tư mất thời gian, mất chi phí… đang là cản trở cho nhà đầu tư. “Từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã rất quyết tâm cải cách hành chính, nhất là đổi mới văn bản trong khu vực DN. Nhưng quá trình này gặp nhiều khó khăn, trở ngại do các cơ quan quản lý đều cài cắm lợi ích bên trong. Nên có tình trạng, bỏ 3 giấy phép con thì hình thành 1 quy định mới, có đủ 3 điều kiện cũ bên trong nhưng dưới hình thức mới. Trung ương quyết tâm, nhưng sức ì, lợi ích bám rễ ở các bộ, ngành, địa phương còn rất lớn, chặt đi không xuể nên cần sự quyết tâm cao hơn, cần làm liên tục để tạo thành quán tính cho sự thay đổi”, TS. Nguyễn Đức Thành nêu rõ.
Lấy minh chứng về sức ì, chưa chịu đổi mới của các cơ quan quản lý là hoạt động đầu tư của các DN khởi nghiệp. Cộng đồng startup của Việt Nam có số lượng rất đông đảo, nhưng để phát triển thành những DN có nguồn vốn lớn, có chất lượng cao thì các DN khởi nghiệp phải gọi vốn. Nhưng nhiều DN cho biết, Việt Nam chưa có quy định về đầu tư mạo hiểm, còn có sự quản lý chặt chẽ và chồng chéo trong hoạt động đầu tư, khiến việc đi xin được rót vốn đầu tư còn mất nhiều tiền hơn số tiền đầu tư. Vậy nên, nhiều startup Việt Nam đã “khăn gói” sang Singapore và một số quốc gia khác trong khu vực để lập nghiệp và không ít trong số này đã phát triển mạnh mẽ. Điều này nếu tiếp tục duy trì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Những vấn đề trên cho thấy, con đường cải cách, đổi mới còn nhiều chông gai, nhưng “quả ngọt” không phải là không gặt hái được. Vấn đề là cần tiếp tục nỗ lực với một quyết tâm cao để môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tiếp tục được duy trì và tiến lên.
Ông Vũ Chí Huy, Giám đốc Công ty Bảo hiểm bưu điện Âu Lạc: Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, DN trong nước cũng phải chuyển mình. DN bảo hiểm hiện đã theo xu hướng của cuộc Cách mạng 4.0, DN nào cũng đầu tư mạnh về công nghệ, đi đúng xu hướng kết nối, chuyển sang giao dịch online giúp tiết kiệm chi phí, đáp ứng khách hàng nhanh chóng, quản lý DN tốt hơn vì dữ liệu cập nhật liên tục. Nhưng để thực hiện được theo cách thức kinh doanh mới này, các DN đã nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích của các cơ quan quản lý, tạo điều kiện giúp DN hòa nhịp xu thế, bắt kịp tốc độ phát triển. Nên vấn đề là làm thế nào để nội lực DN có đủ sức mạnh, tiềm năng để đáp ứng được hết những cơ hội mà thị trường và nền kinh tế mở ra. Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Aligro: Khó khăn thì DN nào cũng khó, nhất là những DN nhỏ và vừa. Do đó, bản thân DN phải cố gắng nỗ lực để DN lớn mạnh, khỏe bên trong mới tốt bên ngoài. Vì thế, DN rất rất mong nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện để DN có được chuyên môn, hỗ trợ về học hỏi kinh nghiệm, mở cửa thị trường, vốn, tài chính… để giúp DN phát triển hơn. Đặc biệt, với những DN nhỏ và vừa, khi muốn phát triển thành DN lớn, xây dựng nhà máy lớn thì cần được hỗ trợ về đất đai, thuế, tài chính… DN phát triển mạnh thì sẽ đóng góp vào sự phát triển của kinh tế đất nước, qua đó cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện, giúp thu hút các nhà đầu tư. |