Người dân từ tỉnh khác đến TPHCM đều phải khai báo y tế,ầntrườnghợpcáchlyđượctrởvềnhàkết quả trận coventry đo thân nhiệt | |
TPHCM trưng dụng nhiều ký túc xá trường đại học làm khu cách ly tập trung | |
TPHCM cách ly tập trung hơn 9.000 trường hợp |
Cơ quan chức năng kiểm tra sức khỏe người dân trước ngày rời khỏi khu cách ly tập trung. Ảnh HCDC |
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, những trường hợp đủ điều kiện hoàn thành cách ly tập trung đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 (lúc vào khu cách ly và 1 lần âm tính trước khi rời khỏi khu cách ly) nhằm đảm bảo trước khi về với cộng đồng, nguy cơ mắc bệnh của những người này gần như thấp nhất.
Đây là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Bởi vì thực tế cho thấy, tại TPHCM, gần 50% các trường hợp được chẩn đoán nhiễm Covid-19 mà hoàn toàn không có triệu chứng.
Thậm chí một số trường hợp được phát hiện nhiễm Covid-19 ngay trước ngày rời khỏi khu cách ly dù trước đó xét nghiệm lần một cho kết quả âm tính và hoàn toàn không có triệu chứng bệnh trong thời gian cách ly. Thực tế cơ quan chức năng đã phát hiện 2 trường hợp mắc Covid-19 trước khi rời khỏi khu cách ly. Khi phát hiện có một trường hợp nhiễm Covid-19 ở xét nghiệm lần 2 này, cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra dịch tễ, xác định các trường hợp tiếp xúc, đánh giá nguy cơ và có thể yêu cầu một số trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi tiếp.
Như vậy, một số trường hợp không chấp hành nghiêm nội quy nếu đã từng có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 này trong thời gian cách ly, thì buộc phải cách ly tiếp tục dù đã đầy đủ điều kiện để rời khu cách ly. Do đó, để hạn chế nguy cơ mầm bệnh có thể ra cộng đồng, các khu cách ly trước khi đưa người rời khỏi khu cách ly phải có đầy đủ kết quả của tất cả những người sẽ rời trong cùng ngày.
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, hiện tâm trạng chung tất cả mọi người bị cách ly kiểm dịch trong các khu cách ly tập trung là mong muốn sớm kết thúc thời gian cách ly để trở về gia đình, gặp lại người thân. Những người đang làm công tác tổ chức, quản lý khu cách ly, dù rất mong muốn để mọi người cách ly có thể trở về nhà một cách nhanh nhất thì cũng không thể bỏ qua những nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cho một cộng đồng an toàn.
Ngoài ra, những người đã hoàn thành cách ly tập trung tuy nguy cơ mắc Covid-19 rất thấp nhưng để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19, ngành y tế vẫn yêu cầu họ tự cách ly 14 ngày tại nhà, tự theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu trong 14 ngày có triệu chứng bệnh thì liên hệ ngay với y tế địa phương để được hỗ trợ và hướng dẫn.
Liên quan đến ổ dịch tại quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2), bác sĩ Nguyễn Trí Dũng cho rằng, đây là ổ dịch lớn và TPHCM đã nỗ lực kiểm soát. Hiện tại vẫn chưa xác định được bệnh nhân nào là F0 mà chỉ xác định được ca bệnh 91 (phi công người Anh) là ca bệnh chỉ điểm của ổ dịch này. Khi phát hiện ca bệnh 91, thông qua điều tra dịch tễ, đã khoang vùng, tiếp cận và lấy mẫu xét nghiệm 255 trường hợp, phát hiện 11 ca bệnh có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh 91. Ngoài ra, có thêm 5 trường hợp lây nhiễm do tiếp xúc sau đó. Đến thời điểm này, các chuỗi lây nhiễm đã được kiểm soát khá tốt, chưa có dấu hiệu lây lan thêm. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp khai báo trễ, thậm chí cố tình không khai báo, để quá thời gian 14 ngày nhằm tránh bị cách ly nhưng TPHCM xác định đây là nhóm nguy cơ cao nên cho dù đã quá 14 ngày kể từ khi rời khỏi quán bar này, những người này vẫn phải bắt buộc đi cách ly tập trung 14 ngày. |