【debet.ìno】Dân số Việt Nam tăng lên 90 triệu, điều gì sẽ xảy ra ?

时间:2025-01-11 08:15:40来源:88Point 作者:Thể thao

Vào đúng ngày 1/11,ânsốViệtNamtănglêntriệuđiềugìsẽxảdebet.ìno Việt Nam sẽ công bố có 90 triệu dân. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, quy mô dân số 90 triệu người là thành tựu ngoạn mục của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Đây là  thành tựu chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. 

Dân số Việt Nam 90 triệu dân

Dân số Việt Nam đang ở "thời điểm vàng"?

PV đã có cuộc trao đổi với TS-BS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ - về sự kiện đặc biệt này.

Thưa ông, có thể nói bức tranh dân số 90 triệu người là một “phép màu nhiệm” được không?

- Có thể nói đây là một thành công ngoạn mục. Vào năm 1989, các nhà khoa học dự báo vào năm 2002, dân số VN sẽ đạt 90 triệu dân; năm 2010 là 105 triệu dân. 24 năm qua, ngành dân số tập trung vào mục tiêu duy nhất là giảm sinh, nên đến ngày 1.11.2013, dân số VN mới đạt 90 triệu dân - đã tránh sinh được gần 21 triệu người. Vào thời điểm năm 1989, các nhà khoa học đưa ra dự báo về dân số VN sau 20 năm, không hề nói ngoa mà dựa trên tình hình thực tế. 

Nếu năm 1989-1999 bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người, thì từ năm 1999-2009 mức tăng mỗi năm là 952 nghìn người, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, mỗi năm tăng không quá 900 nghìn người. Tôi có thể đưa ra một phép so sánh thế này.

Vào năm 1989, dân số VN hơn dân số Philippines 6 triệu người, nhưng hiện nay dân số Philippines đang hơn dân số VN 10 triệu người. Đây là thành quả rất lớn từ chương trình DS- KHHGĐ. Như vậy mục tiêu Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản mà Chính phủ đặt ra đến năm 2015 quy mô không vượt quá 93 triệu người và 98 triệu người vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi.

90 triệu người, con số này liệu có trở thành bệ phóng để đất nước “cất cánh” không, thưa ông?

- 90 triệu người, với chúng ta là một con số có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 90 triệu con người, 90 triệu trái tim, 90 triệu khối óc cùng chung chí hướng xây dựng một đất nước VN giàu mạnh. Về quy mô DS, VN đang đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Vấn đề đặt ra là  cần biến cường quốc về số lượng DS thành nước có chất lượng DS cao. 

Với cơ cấu DS như hiện nay, mỗi năm VN có thêm khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đó chính là thời điểm DS “vàng”. Nó chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử của mỗi quốc gia. Giai đoạn  này thường kéo dài 30-35 năm, nếu biết cách điều chỉnh thì cơ hội DS "vàng" còn kéo dài hơn nữa. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. 

Theo ông, những vấn đề “nóng” về DS trong thời gian tới là gì? 

- Quy mô DS vẫn tiếp tục tăng, hiện nay cứ 1,5 phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ mới có 1 phụ nữ ra khỏi tuổi sinh đẻ. Do mức sống tốt nên số người cao tuổi tăng cùng với tuổi thọ tăng dẫn đến già hóa dân số sẽ tăng nhanh. 

Hiện tại, cứ 100 trẻ em có 50 người cao tuổi nhưng không lâu nữa sẽ là 100 trẻ em có 100 người cao tuổi. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề rất “nóng” với mức chênh lệch từ 110-120 trẻ trai/100 trẻ gái. 

Vấn đề giảm sinh hiện giờ đang khó hơn trước, do mức sinh khác nhau giữa các vùng miền. Với TPHCM, các tỉnh ĐBSCL có mức sinh thấp, cần tuyên truyền phụ nữ ở đây đẻ đủ 2 con... 

Tất cả những vấn đề này đặt ra đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài để giải quyết. Nếu không, 30-50 năm sau, các thế hệ con cháu sẽ oán trách vì hôm nay chúng ta đã không làm quyết liệt để lại những hệ lụy nguy hại đến cả đất nước.

Ông có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng không đưa chương trình DS-KHHGĐ vào chương trình mục tiêu quốc gia?

- GS Mai Kỷ khi còn là Chủ nhiệm Uỷ ban DS-KHHGĐ đã đề ra chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ với các chỉ tiêu, giải pháp, đầu ra cụ thể và kinh phí tương ứng. Nhờ đó, công tác DS-KHHGĐ đã thu được những kết quả tốt đẹp. 

Sau năm 2015, kinh phí nhà nước eo hẹp, chủ trương thu gọn lại các chương trình mục tiêu quốc gia, theo tôi vẫn cần có chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số. Nếu không có chương trình riêng cho DS thì trong chương trình mục tiêu quốc gia chung về y tế cần có một phần cho DS. Bởi, nếu không có sự đầu tư mạnh mẽ cho DS sẽ lỡ nhịp, thành quả sẽ đổ bể.

Vậy chúng ta phải làm gì ngay hôm nay, thưa ông?

- Rà soát lại bức tranh DS để tìm ra những hướng đi mới là nhiệm vụ nặng nề của cả đất nước. Với quy mô DS 90 triệu người đang có tới 63 triệu người trong độ tuổi lao động sẽ trở thành thị trường lao động hùng hậu tạo ra tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. 

Chúng ta phải tận dụng, phát huy nguồn nhân lực khổng lồ này bằng cách tái cơ cấu, hợp tác với nước ngoài, xuất khẩu lao động... để tất cả công dân đều có công ăn việc làm, tránh thất nghiệp. 

Hiện nay nguồn lực trong dân chưa được phát huy, xuất khẩu lao động chủ yếu là giản đơn, không phải trình độ cao... Vì thế, rất cần biến DS “vàng” thành “vàng” thực sự. 

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Lao Động

相关内容
推荐内容