Thuốc chống thải ghép là thuốc có chức năng ức chế miễn dịch,ựmuathuốcBHYTbênngoàingườibệnhcóđượchoànlạitiếmannhan.tv trực tiếp bóng đá giúp cơ thể không đào thải tạng ghép ra ngoài. Do đó, bệnh nhân ghép thận, gan, tim… đều phải sử dụng đến suốt đời. Mỗi tháng, bệnh nhân phải tái khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và lấy thuốc.
Anh N.X.V (Đồng Nai), ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2018. Đến nay, nhờ duy trì tái khám hàng tháng, dùng thuốc đầy đủ, anh vẫn làm việc bình thường ở vị trí nhân viên văn phòng.
“Thường thì 3h sáng tôi đi xe khách từ Đồng Nai, đến bệnh viện vào 5h30 để bốc số. Đến sớm nên khám cũng nhanh, khoảng 8h là tôi xong các xét nghiệm và kiếm chỗ ở bên cạnh bệnh viện nghỉ ngơi. Buổi chiều uay lại viện lấy kết quả, lấy thuốc. Xong xuôi lại bắt xe khách, 7-8h tối mới đặt chân đến nhà".
Theo anh V., có thời điểm chậm lịch tái khám, anh phải mang đơn đi mua ở bên ngoài với giá 2,1 triệu cho 3 ngày thuốc. "Trong khi đó, cả năm tôi chỉ phải đóng khoảng 9 triệu tiền thuốc do có Bảo hiểm y tế đồng chi trả. Thế mới thấy, nếu không có bảo hiểm thì người ghép thận không biết phải làm sao”, anh tâm sự.
Những ngày qua, một số bệnh nhân ghép thận đã phải mua thuốc bên ngoài với giá rất cao do bệnh viện Chợ Rẫy hết thuốc. Cụ thể, đây là các thuốc BHYT chi trả như Advagraf 5mg, 1mg, 0,5mg; Prograf 1mg; Cellcept 500mg, 250mg.
Ghi nhận trên một số webiste, thuốc Advagraf 5mg hộp 5 vỉ x 10 viên nén có giá 241.500 đồng/viên, 12.075.000 đồng/hộp 50 viên; Thuốc Advagraf 1mg có giá hơn 2.700.000 đồng/hộp 50 viên; Thuốc Cellcept 500mg có giá từ 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng/hộp 50 viên; Thuốc Prograf 1mg có giá 1.250.000 đồng/ hộp 50 viên.
Trao đổi với VietNamNet sáng 29/4, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, bệnh viện sẽ gửi công văn khẩn đến Bảo hiểm xã hội TP.HCM ngay trong hôm nay.
“Chúng tôi đề xuất Bảo hiểm xã hội TP.HCM xem xét có phương án hỗ trợ, giúp đỡ để có thể thanh toán lại cho những người bệnh đã mua thuốc BHYT bên ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Đây là vấn đề liên quan đến pháp lý.
Song song đó, sáng nay, bệnh viện tiếp tục tổ chức họp khẩn tìm phương án mua sắm hiệu quả và khẩn cấp các thuốc chống thải ghép còn lại, để người bệnh có thuốc ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4", bác sĩ Phạm Thanh Việt chia sẻ.
Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khẩn trương thực hiện mua vượt số lượng thầu đối với 1 loại thuốc chống thải ghép, giải quyết tạm thời tình trạng đang xảy ra.
Trả lời VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, Nghị định 146 và Thông tư 09 của Chính phủ không quy định thanh toán lại cho bệnh nhân nếu mua thuốc BHYT bên ngoài. Kể cả khi, cơ sở y tế hết thuốc và lỗi không nằm ở người bệnh.
Bà Hằng xác nhận, việc để thiếu thuốc BHYT cung ứng cho bệnh nhân thuộc về trách nhiệm của cơ sở y tế.
Linh Giao
Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 21. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
b) Bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;”
Trường hợp người bệnh phải mua thuốc do cơ sở khám, chữa bệnh không cung ứng đủ thuốc thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT không thuộc các trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan BHXH theo Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi năm 2014 và khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT.