Nguyên nhân của vấn đề không khó để chỉ ra,Đếnhẹnlạilạkết quả bóng đá metz là do các trường công không đủ ngân sách để trang trải tất cả các chi phí trong trường học, trong khi nhu cầu của hoạt động giáo dục thì liên tục gia tăng. Nhiều trường giải thích việc thu thêm nhiều khoản được cơ quan có thẩm quyền cấp trên cho phép. Vậy tại sao vẫn xảy ra các vụ việc phản đối gay gắt của cha mẹ học sinh? Nhìn thẳng thực tế, việc thu chi trong trường học ở nhiều nơi không được công khai, minh bạch, việc phản ứng của các phụ huynh chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi cha mẹ học sinh “cực chẳng đã” mới phải lên tiếng. Dù những khoản thu phải theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo cũng như sự đồng ý của chính quyền địa phương nhưng có những trường đã thu thêm các khoản khác hoặc thu với mức tiền cao bất thường mà chính nhà trường không giải trình được. Đó là chưa kể, việc thu thường được các trường đưa ra dưới hình thức “tự nguyện”, tuy nhiên, làm sao cha mẹ học sinh lại có thể từ chối “tự nguyện” khi việc thu tiền này được đưa vào tiêu chí thi đua “cứng”, thi đua “mềm” của mỗi lớp và của mỗi cán bộ giáo viên? Không những vậy, trên nguyên tắc đồng thuận của phụ huynh nhưng ở nhiều vụ việc đã cho thấy phụ huynh học sinh ít có quyền tham gia góp ý các khoản thu này, thậm chí có trường hợp, khi phụ huynh ý kiến thì liền bị những “đối tượng lạ” gọi điện, nhắn tin đe dọa. Lạm thu trong nhà trường đã nhiều năm bị phản đối nhưng vẫn tiếp diễn dù đã có trường hợp lãnh đạo trường bị xử lý vi phạm? Câu chuyện không chỉ ở sự thiếu công khai, minh bạch ở mỗi trường mà có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên. Các quy định về các khoản thu trong nhà trường chưa được quy định rõ ràng; việc thanh kiểm tra thu chi bị buông lỏng; việc xử lý vi phạm còn qua loa, chưa nghiêm khắc... Những điều này khiến vấn đề lạm thu đang bị “nhờn thuốc” để rồi mỗi vụ việc xảy ra làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh với nhà trường, với thầy cô giáo, làm giảm đi phần nào niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục. Giải quyết vấn đề này, “thanh bảo kiếm” nằm trong tay Bộ Giáo dục- Đào tạo và chính quyền các địa phương. |