88Point

Cần có sự công khai, minh bạch về thông tin đối với các dự án đầu tư côngTình trạng đầu tư dàn trải, lịch thi đấu brazil serie a

【lịch thi đấu brazil serie a】Kế hoạch đầu tư công trung hạn: Không tính kỹ sẽ thiếu vốn

trang 6

Cần có sự công khai,ếhoạchđầutưcôngtrunghạnKhôngtínhkỹsẽthiếuvốlịch thi đấu brazil serie a minh bạch về thông tin đối với các dự án đầu tư công

Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, vì thế sẽ vẫn tiếp diễn như trong thời gian qua”- TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, (Học viện Tài chính - Bộ Tài chính) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông, trong kỳ họp đầu tháng 3, lần đầu tiên Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Một trong những kỳ vọng lớn nhất của các kế hoạch này là khắc phục tồn tại lâu nay: Tình trạng tách biệt tương đối giữa quản lý chi tiêu thường xuyên và quản lý chi tiêu đầu tư. Xin ông cho biết ý nghĩa của các kế hoạch này?

- TS. Nguyễn Đức Độ:Chi thường xuyên và chi đầu tư là hai khoản chi có mục đích khác nhau, được lập trên các cơ sở khác nhau, nên ở một mức độ nào đó, các khoản chi này được xây dựng độc lập với nhau. Tuy nhiên, xét dưới góc độ cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), các khoản chi này gắn bó với nhau không thể tách rời. Việc tăng khoản chi này sẽ dẫn đến giảm các khoản chi kia, hoặc khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên.

Trong giai đoạn từ năm 2011 trở về trước, lạm phát và giá dầu thô trên thực tế thường cao hơn mức dự báo, thu NSNN luôn vượt kế hoạch, nên nếu chi đầu tư phát triển vượt quá so với dự toán cũng không gây tác động đáng kể đến mức thâm hụt ngân sách. Do vậy, kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính trung hạn, mặc dù được quan tâm, nhưng chưa được thực hiện quyết liệt.

Tuy nhiên, gần đây khi thu ngân sách rơi vào tình trạng khó khăn, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước so với dự toán đã gây ra khó khăn trong cân đối ngân sách. Kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch tài chính trung hạn được kỳ vọng sẽ nâng cao kỷ luật tài chính, giúp cho cân đối ngân sách được dễ dàng hơn.

ong do

TS. Nguyễn Đức Độ

* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn không dựa trên kế hoạch tài chính trung hạn sẽ không có nền móng vững chắc. Hơn nữa, kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa ước tính đến các gánh nặng phát sinh (các khoản bảo trì, bảo dưỡng và vận hành dự án sau đầu tư). Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?

- TS. Nguyễn Đức Độ:Vấn đề muôn thủa trong cân đối ngân sách là các khoản chi thường được xây dựng dựa trên nhu cầu. Nhưng nhu cầu thì lại thường cao hơn so với khả năng đáp ứng. Các bộ, ngành và địa phương hiện nay xây dựng kế hoạch đầu tư công có lẽ không chỉ dựa trên nhu cầu về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, mà có thể còn dựa trên cả nhu cầu về tài chính để giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2011 - 2015.

Trong khi đó, giá dầu ở mức thấp. Kinh tế chưa phục hồi vững chắc và thu ngân sách thì đang rất khó khăn. Tỷ lệ bội chi NSNN năm 2015 đã là 6,11% GDP, vượt mức mục tiêu là 5%. Áp lực trả nợ cũng đang rất lớn. Mức bố trí trả nợ so với tổng thu NSNN đã tăng từ khoảng 13% năm 2011 lên khoảng 16% hiện nay, đồng thời phát sinh nhu cầu vay mới để thanh toán một phần nợ gốc đến hạn.

Với tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN do các bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2016 – 2020 đề xuất lên tới khoảng 4 triệu tỷ đồng, gấp 20,5 lần kế hoạch năm 2015 và gấp 2,1 lần khả năng cân đối vốn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Rõ ràng đây là mâu thuẫn. Hơn nữa, do nợ công đã ở mức 62,2% GDP, rất gần mức trần 65% GDP được Quốc hội cho phép, còn nợ chính phủ đã ở mức 50,3% GDP, vượt mức trần 50%, nên để đáp ứng yêu cầu phải cân đối ngân sách và khống chế nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, không có cách nào khác là kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ phải được thiết lập dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính trung hạn, tức là phải phụ thuộc vào nguồn thu.

Nếu các khoản đầu tư không được xây dựng trên cơ sở khả năng chi trả, tức là không tuân theo nguyên tắc ngân sách cứng, vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản nói riêng và vấn đề nợ công nói chung sẽ không thể được giải quyết.

Còn về các khoản phát sinh liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, vận hành sau đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng phải tính đến và đưa vào dự toán để trở nên minh bạch hơn, đồng thời đảm bảo tính dễ dự báo của các khoản chi ngân sách.

* PV: Để có một kế hoạch đầu tư công trung hạn hợp lý, theo ông cần phải làm gì?

- TS. Nguyễn Đức Độ:Nói chung, các khoản chi đầu tư công khó đánh giá hiệu quả. Nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế như cầu, cống, đường xá, bến cảng… được xây dựng để phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, mà không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết.

Bởi vậy, để xác định được đâu là công trình cần thiết, đâu là công trình chưa cấp bách, mức chi phí đầu tư cho các công trình thế nào là hợp lý, cần có sự công khai, minh bạch về thông tin đối với các dự án đầu tư công. Khi các thông tin được công khai, minh bạch, việc tham gia góp ý của các chuyên gia hay việc tham gia giám sát của người dân sẽ thuận lợi hơn. Điều này sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

* PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Sâm

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap