【tỉ số trận fiorentina】Hải quan TP Hồ Chí Minh: Xử lý, thu hồi nợ đọng tránh phát sinh nợ xấu
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Rà soát container tồn đọng tại cảng biển | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Thêm nhiều giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh hiện đại hóa,ảiquanTPHồChíMinhXửlýthuhồinợđọngtránhphátsinhnợxấtỉ số trận fiorentina tạo bước đệm thực hiện mô hình Hải quan thông minh |
Công chức Hải quan cảng Cát Lái kiểm tra hàng nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Nhọc nhằn thu hồi nợ đọng
Năm 2021, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn cho Cục Hải quan TPHCM trên 1.041 tỷ đồng. Đây là tổng số nợ thuộc nhóm nợ thường của đơn vị tại thời điểm 31/12/2020. Trong đó, số nợ trên 679 tỷ đồng (chiếm 65% chỉ tiêu giao) của một công ty ô tô, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên Cục Hải quan TPHCM báo cáo Tổng cục Hải quan về việc xin lùi thời gian xử lý vướng mắc khoản nợ này, hiện đang trong quá trình thành lập Tổ công tác xác định lại trị giá tính thuế theo phân công thực hiện. Ngoài ra, số nợ 53,22 tỷ đồng là các khoản nợ đã được rà soát, thu thập thông tin xác minh, đã thực hiện theo qui định chuyển phân loại nợ từ nhóm nợ thường sang nhóm nợ khó thu trong tháng 1/2021. Theo đó, số nợ thường thực tế tại Cục Hải quan TPHCM đến thời điểm 31/12/2020 phải thu hồi là trên 308,75 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 30/9/2021, số thu hồi, xử lý nợ của Cục Hải quan TPHCM mới đạt được 57 tỷ đồng (bao gồm tất cả các nhóm nợ, trong đó nhóm nợ có khả năng thu đạt 28 tỷ đồng).
Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo, từ nay đến cuối năm các đơn vị quyết liệt đôn đốc, xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế theo chỉ tiêu được giao năm 2021, không để nợ tại thời điểm 31/12/2021 cao hơn thời điểm 31/12/2020. |
Trong quá trình thực hiện thu hồi nợ đọng, phát sinh một số vướng mắc. Theo Luật Quản lý thuế 2019 có 7 biện pháp cưỡng chế nhưng thực tế chỉ thực hiện được 2 biện pháp là Dừng làm thủ tục hải quan và Đóng mã số thuế (nếu phối hợp tốt với cơ quan thuế nội địa); các biện pháp khác hầu như không thực hiện được hoặc thực hiện được cũng không đạt hiệu quả.
Đối với nợ khó thu thuộc diện xóa nợ theo Thông tư số 179/2013/TT-BTC ngày 2/12/2013, hiện tại Cục Hải quan TPHCM đang xử lý nợ thuế của 3 doanh nghiệp trực thuộc UBND TPHCM quản lý với tổng số nợ là 17,3 tỷ đồng. Đây là khoản nợ không có khả năng thu hồi, đã có Quyết định thành lập Ban thanh lý giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể chính thức. UBND TPHCM chưa đồng ý xác nhận giải thể đối với các doanh nghiệp trên, không cung cấp Quyết định giải thể, do đó hồ sơ của 3 doanh nghiệp trên không thể thực hiện xóa nợ theo quy định.
Khó truy thông tin hơn 100 trường hợp nợ thuế
Theo Cục Hải quan TPHCM, đang tồn đọng một số khoản nợ thuế quá hạn cưỡng chế của một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, có mã số quản lý nợ là mã số xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp.
Theo Khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 (có hiệu lực từ ngày 5/12/2020), quy định 7 biện pháp cưỡng chế, gồm: (1) Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. (2) Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. (3) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. (4) Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn. (5) Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. (6) Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ. (7) Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. |
Cụ thể có trên 107 doanh nghiệp, với tổng nợ trên 148 tỷ đồng, phát sinh từ 1990 đến 2003. Có nhiều trường hợp có số nợ lớn, như: Công ty Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương, nợ gần 22 tỷ đồng từ năm 1994, hiện công ty đang thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần; Công ty Đông lạnh Sài Gòn nợ gần 13 tỷ đồng từ năm 1994, chưa có quyết định giải thể chính thức; Công ty XNK với Lào và Campuchia nợ trên 3,9 tỷ đồng có quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn, nhưng công ty chưa có quyết định thu hồi giấy phép...
Có những trường hợp không xác định được mã số thuế do cơ quan Thuế cấp, không thể xác minh được thông tin doanh nghiệp, như: Công ty Dalat Resort Incorporation phát sinh nợ từ năm 2001, với số nợ trên 2,8 tỷ đồng; Xí nghiệp sản xuất kính đeo mắt Sunnex Fashion, nợ trên 28,5 tỷ đồng từ năm 1995; Công ty sản xuất rượu Napoleon, nợ gần 4 tỷ đồng từ năm 1993...
Các doanh nghiệp nợ thuế nêu trên có mã số thuế không do cơ quan cấp giấy chứng nhận quản lý cấp, các mã số này không thể tra cứu thông tin doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.
Để xử lý số nợ này, Cục Hải quan TPHCM đã sử dụng tên của các công ty (trên hệ thống kế toán) để xác minh thông tin tại các ngân hàng, cơ quan chức năng (cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa phương nơi có địa chỉ đăng ký thường trú). Tuy nhiên, Hải quan TPHCM không thể tìm được mã số thuế của các công ty này do cơ quan Thuế cấp, do đó không thể thu thập được các thông tin phục vụ cho công tác cưỡng chế theo quy định, không có khả năng thu hồi nợ. Cùng với đó, cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM trả lời không tìm thấy tên công ty và mã số doanh nghiệp do cơ quan Hải quan cấp trên hệ thống của các cơ quan này nên không thể thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan Hải quan.
Một số hồ sơ thể hiện doanh nghiệp đã có Quyết định thành lập ban thanh lý, chấm dứt hoạt động, giải thể trước thời hạn, Cục Hải quan TPHCM đã gửi văn bản xác minh đến các cơ quan chủ quản, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TPHCM, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM, đề nghị cung cấp quyết định giải thể, thu hồi giấy phép. Tuy nhiên, các cơ quan này đều trả lời không có lưu trữ hồ sơ thanh lý doanh nghiệp, không có Quyết định giải thể/thu hồi giấy phép. Chính vì vậy, các bộ hồ sơ nợ thuế này không đáp ứng điều kiện để xử lý xóa nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Những vướng mắc này Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan và đề xuất giải pháp xử lý.
相关推荐
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- Phú Thọ: Bắt 2 nghi phạm dùng súng bắn tài xế
- Đốt người tình sau khi 'mây mưa'
- Nữ giảng viên bị trộm ô tô ngay trong sân trường đúng ngày 20/11 tại Thái Nguyên
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Bắt cán bộ ngân hàng chiếm đoạt trên 100 tỷ tiêu xài
- Chủ tiệm cầm đồ chết trong nhà, trên người có nhiều vết đâm
- Top xe SUV hạng sang 3